SEO Onpage: Hướng dẫn tối ưu Website “đẹp, mạnh, mượt”

Huyền Hồ
36 phút
SEO On-Page là gì

SEO thường được chia ra hai phần chính gồm: SEO Onpage và SEO Offpage. Nếu SEO Offpage là quá trình cải thiện thứ hạng được thực hiện từ bên ngoài trang web không nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Thì ngược lại, đối với SEO Onpage toàn quyền kiểm soát các trang web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm Google. Vậy SEO Onpage là gì?

Hãy cùng chúng tôi bắt đầu khám phá các tiêu chuẩn mới nhất về SEO Onpage được Google sử dụng để xếp hạng nội dung trong năm 2022.

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage đề cập đến những phương pháp tối ưu trải nghiệm người dùng hay nhất được thực hiện trực tiếp trên trang web nhằm cải thiện thứ hạng trong kết quả tìm kiếm.

Nó có thể bắt đầu từ việc tổ chức bài đăng, sửa lỗi chính tả, duy trì mật độ từ khóa, sắp xếp bố cục hiển thị trên trang, v.v… để giúp Bot tìm kiếm và khách truy cập có thể hiểu trọn vẹn về chủ đề mà bạn đang thảo luận trên trang.

Tại sao phải tối ưu SEO Onpage?

Các kết quả đầu tiên trên Google có lượt nhấp trung bình trên máy tính và điện thoại di động lần lượt là 30.51% và 26.1%.

Nếu chỉ tính riêng trên trang 1, thì tổng số lần nhấp chuột vào năm kết quả trên cùng chiếm đến 67,60%. Trong khi đó, năm kết quả tiếp theo còn 3.73%. Và giảm dần kể từ trang 2 trở đi.

Nhìn vào bối cảnh SEO hiện tại, để có nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên bắt buộc bạn phải ở gần đầu. Tuy nhiên, chỉ giúp Bot tìm kiếm hiểu và thu thập thông tin dựa vào chất lượng nội dung thôi vẫn chưa đủ. Mà mục đích cuối cùng của SEO Onpage là đưa trang web lên vị trí đầu tiên trong kết quả tìm kiếm của Google.

Kể từ khi sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ máy học, Google đã thông minh hơn trước đây rất nhiều. Có thể thấy: RankBrain, Neural Matching, BERT và MUM đều là những bước đột phá mới cho phép họ hiểu được truy vấn tìm kiếm của người dùng và phản hồi kết quả tốt hơn trên các trang SERP.

Nhưng, tốt hơn không phải là tốt nhất!

Cách Google tạo ra kết quả tìm kiếm tự động vẫn dựa vào tín hiệu nhận biết cơ bản như khớp từ và cụm từ. Chứng tỏ họ vẫn chưa thật sự hiểu được hết nội dung và đôi khi kết quả trả về có thể không chính xác.

Bằng chứng là khi bạn tìm kiếm một từ khóa cạnh tranh bất kỳ, bạn vẫn nhìn thấy từ khóa chính xác xuất hiện trong tiêu đề và phần mô tả của các trang đang xếp hạng hàng đầu.

Đó là lý do, chúng tôi khuyên bạn nên tập trung vào SEO Onpage để giúp Bot tìm kiếm hiểu và đánh giá đúng thứ hạng cho các nội dung mới. Nhưng, SEO không dừng ở việc chỉ tối ưu cho BOT, ưu tiên lớn nhất là tập trung tạo ra trải nghiệm người dùng. Hãy dựa vào các yếu tố SEO Onpage mà chúng tôi gợi ý, để giữ chân người dùng và giúp họ tương tác nhiều hơn trên trang web của bạn.

Hướng dẫn cách tối ưu SEO Onpage hiệu quả

Chúng tôi đã đi sơ lược về các khái niệm, tiếp đến là các bước SEO On page từ cơ bản đến nâng cao mà bạn có thể sử dụng để cải thiện hiệu suất trang web của mình:

Giữ cấu trúc URL lý tưởng

Cấu trúc URL ảnh hưởng trực tiếp đến tín hiệu trải nghiệm người dùng, quá trình thu thập thông tin của Bot và vị trí trang web của bạn trên trang kết quả tìm kiếm.

“Cấu trúc URL tốt” giúp khách truy cập tiềm năng và công cụ tìm kiếm biết trước về nội dung của một trang. Và cho phép người dùng cuối cùng (End-user) điều hướng dễ dàng hơn trên trang web của bạn.

Ví dụ: Nếu bạn tìm “SEO onpage là gì UptopZ”, thì URL: https://uptopz.com/seo-onpage-la-gi/ sẽ thu hút bạn quyết định nhấp vào liên kết đó hơn là URL: https://uptopz.com/id-0867777777

Minh họa phương pháp tối ưu cấu trúc URL tốt nhất - SEO On-page.
Minh họa phương pháp tối ưu cấu trúc URL tốt nhất.

Phương pháp hay nhất để tạo URL thân thiện trong tối ưu SEO On Page:

  • Sử dụng từ khóa trong cấu trúc URL.
  • Điều chỉnh URL để mô tả nội dung trang.
  • Giữ cấu trúc đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc và dễ nhớ.
  • Di chuyển HTTP sang giao thức HTTPS an toàn.
  • Tránh sử dụng từ dừng.
  • Loại trừ ký tự đặc biệt.
  • Ẩn tiền tố www.
  • Sử dụng dấu gạch nối (-) để phân tách các từ.
  • Sử dụng chữ thường, không dấu.
  • Đánh vần số (nếu cần).
  • Xóa ngày khỏi URL.

Tối ưu thẻ Title

Thẻ Title được dùng để chỉ định tiêu đề của một trang web cho người dùng và cả Bot tìm kiếm. Google sử dụng các thẻ tiêu đề như một bản xem trước tóm tắt toàn bộ nội dung trên trang.

Mặc dù, ngày nay họ thường xuyên “viết lại” những gì bạn đã viết và hiển thị kết quả dựa theo từng truy vấn của người dùng. Nhưng thẻ tiêu đề vẫn rất quan trọng để Googlebot hiểu được nội dung trên trang web của bạn.

Tối ưu thẻ tiêu đề là bạn đang giúp Google tạo ra “kết quả đường liên kết tiêu đề tốt nhất“, nó hoạt động tương tự như các “văn bản neo” để thu hút lượt nhấp vào trang web của bạn ngay trên SERP.

Ví dụ về thẻ Title mã HTML:

<title> Tiêu đề mẫu </title>
Minh họa SEO Onpage tối ưu thẻ tiêu đề trang web https://uptopz.com/ và kết quả đường liên kết tiêu đề trên SERP Google.
Minh họa kỹ thuật tối ưu thẻ tiêu đề trang web và kết quả đường liên kết tiêu đề trên Google.

Phương pháp hay nhất để tạo thẻ tiêu đề thân thiện với SEO:

  • Viết tiêu đề duy nhất cho mỗi trang.
  • Tập trung mô tả trang theo cách tốt nhất.
  • Bao gồm từ khóa mục tiêu của bạn.
  • Giữ tiêu đề ngắn gọn đơn giản (hãy giới hạn từ 50 – 60 ký tự hoặc hoặc xấp xỉ 580px).
  • Cụ thể hóa thông tin, tăng tính xác thực bằng “số liệu” (nếu có).
  • Sử dụng các “từ” hoặc “cụm từ” kêu gọi hành động (CTA).
  • Thêm “từ khóa thương hiệu” của bạn.
  • Tăng tính cập nhật (Độ tươi mới).

Viết Meta Description hấp dẫn

Meta Description là đoạn mô tả ngắn để Google hiển thị cho người dùng khi họ tìm kiếm từ khóa liên quan đến trang của bạn. Nó người dùng và Bot thấy được sự liên quan giữa truy vấn tìm kiếm và trang web. Càng viết tốt mô tả meta, bạn càng có nhiều cơ hội để cải thiện tỷ lệ nhấp.

Ví dụ về mã HTML:

<meta name="description" content="Đoạn mô tả ngắn về trang web của bạn>

Thẻ này không ảnh hưởng quá nhiều đến SEO. Do đó, hãy tập trung viết mô tả Meta tốt nhất cho những trang quan trọng. Những trang ít quan trọng hơn, nên để công cụ tìm kiếm “chọn tự động” dựa vào nội dung trên trang.

Minh họa cách viết mô tả Meta trang web trong SEO Onpage.
Minh họa cách viết mô tả Meta trang web.

Một số phương pháp hay nhất để tạo thẻ mô tả Meta trong SEO On Page:

  • Viết mô tả duy nhất cho mỗi trang.
  • Giữ độ dài tối đa 155 – 160 ký tự hoặc 902px.
  • Tóm lược được nội dung trên trang.
  • Thêm từ khóa mục tiêu.
  • Sử dụng ngôn từ giọng điệu tích cực.
  • Dùng từ hoặc cụm từ kêu gọi hành động.
  • Hiển thị thông số hoặc số liệu chứng thực (nếu cần).
  • Đảm bảo độ mới (tính cập nhật).

Tối ưu thẻ Header

Hình ảnh minh hoạ cấu trúc phân cấp các thẻ tiêu đề HTML (Header Tags) trong SEO Onpage.
Hình ảnh minh hoạ cấu trúc phân cấp các thẻ tiêu đề HTML (Header Tags).

Headers Tag (hay đề mục con) thường được dùng để chỉ dẫn người đọc và công cụ tìm kiếm về cách sắp xếp nội dung trên bài đăng của bạn. Chúng giúp bài đăng dễ đọc và dễ hiểu hơn khi chia nhỏ các phần theo nguyên tắc phân cấp của thẻ tiêu đề HTML. Header được xác định bằng các thẻ <H1> đến H6, trong đó H1 biểu thị phần quan trọng nhất thường là tiêu đề chính. <H6> ít quan trọng hơn là các tiêu đề phụ.

Mặc dù, chúng không còn quá quan trọng đối với xếp hạng của một trang như trước đây. Nhưng xét về khía cạnh người dùng, chúng có thể tác động gián tiếp đến vị trí trang web của bạn:

  • Giúp người dùng dễ dàng “tiêu thụ” nội dung hơn. Dựa vào danh sách các đề mục, họ có thể nhìn thấy được bao quát bài đăng và dễ dàng đi đến phần nội dung mà họ muốn đọc thông qua mục lục (TOC – Table of content).
  • Cung cấp ngữ cảnh từ khóa phong phú về nội dung cho các công cụ tìm kiếm.

Các kỹ thuật hay nhất đối với thẻ tiêu đề HTML:

  • Mỗi trang chỉ sử dụng duy nhất H1.
  • Tạo cấu trúc phân cấp bài đăng theo mức độ quan trọng của các phần nội dung.
  • Chia nhỏ khối văn bản dài hơn 300 từ với các tiêu đề phụ.
  • Thêm từ khóa chính và từ khóa LSI để Bot thu thập ngữ cảnh cho trang.
  • Làm cho các thẻ tiêu đề trở nên thú vị.
  • Giữ các thẻ tiêu đề nhất quán.
  • Và nhiều thứ khác nữa.

Ví dụ:

Trang web: https://uptopz.com/seo-la-gi/
Minh họa về cấu trúc phân cấp thẻ tiêu đề HTML trên trang được biểu diễn như sau:

<H1>SEO / Search Engine Optimization Là Gì?</H1>
 <H2>SEO là gì?<H2>
 <H2>SEO hoạt động như thế nào?</H2>
 <H2>SERP – Trang kết quả của các công cụ tìm kiếm</H2>
  <H3>Kết quả tìm kiếm trả tiền</H3>
  <H3>Kết quả tìm kiếm không phải trả tiền</H3>
  <H3>Phân biệt: Kết quả tìm kiếm phải trả tiền & Kết quả tìm kiếm không phải trả tiền</H3>
 <H2>3 trụ cột trong SEO: Onpage, Offpage và Technical</H2>
  <H3>SEO Onpage</H3>
  <H3>SEO Off-page</H3>
  <H3>Technical SEO</H3>
 <H2>Chiến lược: SEO mũ đen và SEO mũ trắng</H2>

Sử dụng từ khóa mục tiêu trong vòng 100 từ đầu tiên

Từ khóa mục tiêu trong 100 từ đầu tiên là một dấu hiệu cơ bản để Google biết về nội dung, cũng như xác định mức độ liên giữa truy vấn tìm kiếm và chủ đề mà trang đang đề cập đến.

Đây hoàn toàn không phải là Tip & Trick gì cả, nếu bạn chỉ tập trung khai thác nội dung xoay quanh một từ khóa duy nhất thì việc từ khóa chính xuất hiện trong 100 từ đầu tiên được coi là hiển nhiên.

Thử tượng tượng mà xem, nếu nội dung của bạn nói về “giày Nike” thì liệu trong các đoạn văn đầu tiên, từ khóa đó có được nhắc tới và là trọng tâm của ngữ cảnh hay không? Câu trả lời chắc chắn là có.

SEO On-page - Minh họa cách thêm từ khóa mục tiêu vào 100 từ đầu tiên trên trang "SEO Onpage là gì" của UptopZ.
Minh họa cách thêm từ khóa mục tiêu vào 100 từ đầu tiên trên trang “SEO Onpage là gì” của UptopZ.

Duy trì mật độ từ khóa thích hợp

Google chưa bao giờ xác nhận việc lặp lại một từ khóa nhiều lần giúp tăng thứ hạng trang.

Nhưng dựa trên kinh nghiệm của những chuyên gia SEO lâu năm thì nó thật sự hoạt động.

Minh họa cách duy trì mật độ từ khóa trong tối ưu SEO Onpage.
Minh họa cách duy trì mật độ từ khóa.

Hậu trường đằng sau cách Google phản hồi kết quả tốt nhất dựa trên mục đích tìm kiếm của người dùng diễn ra với các giai đoạn chính như sau:

  1. Phân tích các từ tìm kiếm của người dùng.
  2. Đối sánh “từ khóa tìm kiếm” để tìm trang web phù hợp dựa trên tần suất và vị trí xuất hiện từ khóa trên trang web đó ngay bên trong hệ thống chỉ mục của Google.
  3. Xếp hạng trang dựa trên các thuật toán đánh giá mức độ hữu ích của nội dung.
  4. Trả về kết quả tốt nhất dựa trên các thuật toán phân tích tín hiệu Technical SEO.
  5. Xem xét bối cảnh tùy chỉnh kết quả và sắp xếp thứ hạng trang theo phản hồi “tích cực” hoặc “tiêu cực” của người dùng trên các trang SERP trong thời gian thực.

Mặc dù, đã có không ít những người làm SEO khẳng định: Google xếp hạng trang ngay cả khi trang đó không chứa từ khóa mục tiêu của họ.

Nhưng mỗi từ khóa có một độ khó xếp hạng khác nhau.

Hãy nghĩ về bài viết này:

Nếu chúng tôi chỉ nhắc đến từ khóa “SEO Onpage” một lần duy nhất.

Thì liệu rằng: Google có thể tự tin để xác định trang này đang viết về SEO Onpage hay không?

Điều này không hẳn!

Nếu chúng tôi nhắc đến khoảng 10 lần trên trang thì có thể họ đủ tự tin hơn.

Nhưng, điều chúng tôi muốn lưu ý ở đây là bạn cần tách bạch giữa “lặp lại vài lần một từ khóa” để giúp Google xác định chủ đề của trang và “nhồi nhét từ khóa”.

“Duy trì mật độ từ khóa thích hợp” không có nghĩa là phải tuân theo một tỷ lệ phần trăm nhất và bám sát theo tỷ lệ đó cho mọi trang web mà bạn muốn xếp hạng.

Hãy cùng làm mọi thứ rõ ràng hơn qua ví dụ này:

Minh họa ví dụ về cách duy trì mật độ từ khóa thích hợp trên trang so với nhồi nhét từ khóa.
Minh họa ví dụ về cách duy trì mật độ từ khóa thích hợp trên trang so với nhồi nhét từ khóa quá mức.

Chẳng hạn như với các từ khóa có đuôi “là gì” và cụ thể hơn là từ khóa: “SEO Onpage là gì?” ngay trong nội dung này.

Nếu mật độ từ khóa được đề ra là 1-2% đối với văn bản dài 1000 từ, thì từ khóa này sẽ xuất hiện có thể lên đến 10 hoặc 20 lần.

Thủ thuật này mang đến một trải nghiệm “thật sự tệ” cho người dùng của bạn. Nó làm mất đi tính tự nhiên và ngữ cảnh xung quanh từ khóa.

Tóm tắt nội dung quan trọng cho đoạn trích nổi bật

Đoạn trích nổi bật (featured snippet) là một chức năng đặc biệt được Google thêm vào nhằm tạo ra câu trả lời nhanh cho từng truy vấn cụ thể của người dùng ngay trên SERP.

Minh họa Đoạn trích nổi bật trên SERP Google cho từ khóa "SEO là gì UptopZ" - Tối ưu hóa nội dung cho SEO Onpage.
Minh họa cách Google hiển thị Đoạn trích nổi bật cho truy vấn “SEO là gì UptopZ?”.

Có bốn loại định dạng nội dung thường được liệt kê trong tính năng Đoạn trích nổi bật của Google như:

  • Đoạn văn: Có thể là định nghĩa, câu trả lời cho các truy vấn có từ khóa “là gì” và nhiều hơn thế nữa, v.v..
  • Bảng: Đưa dữ liệu trong nội dung và phân vùng chúng vào một bảng.
  • Danh sách: Tạo danh sách cho thông tin trong nội dung (thường gặp trên các truy vấn liên quan đến toplist).
  • Video: Hiển thị video trong nội dung thật nổi bật (thường gặp với các trang có youtube).

Tính năng này vừa là lợi thế và cũng vừa là thách thức đối với SEO.

Nếu được liệt kê trong Đoạn trích nổi bật, trang của bạn sẽ gia tăng tỷ lệ nhấp đáng kể vì nó thường xuất hiện ở vị trí cao nhất (TOP 0 hoặc ngay bên dưới kết quả Ad trên cùng) trong Google.

Nhưng đây lại là “kết quả tìm kiếm không phải nhấp chuột“, người dùng có thể tìm thấy câu trả lời ngay trên SERP mà không cần nhấp vào bất kỳ liên kết trang web nào khác.

Tuy nhiên, chúng tôi vấn khuyến khích bạn “tóm tắt các phần nội dung quan trọng” cho tính năng Đoạn trích nổi bật. Vì đây là vị trí “đắc địa” để tăng giá trị nhận biết về thương hiệu.

Tối ưu Readability

Đối với Google, tín hiệu trải nghiệm người dùng là một trong những yếu tố đánh giá thứ hạng trang quan trọng nhất và gần như không thể thao túng. Các trang được tối ưu Readability (hay khả năng đọc) thường có thu hút được nhiều lưu lượng truy cập, thời lượng trung bình trên trang cao và tỷ lệ thoát (Bounce Rate) thấp hơn so với những trang không được tối ưu.

“Hãy viết nội dung như cách khách hàng của bạn đang nói chuyện để cải thiện hiệu suất trang web của bạn”.

Dưới đây là một vài kỹ thuật được đúc kết bởi các Blogger giỏi nhất về SEO Copywriting mà bạn có thể tham khảo:

  • Viết dựa trên những gì bạn hiểu và đối sánh với ý mục đích tìm kiếm của người dùng cho mỗi phần nội dung.
  • Vào thằng vấn đề, đừng dẫn dắt quá dài dòng. Hãy cho người dùng và Google nhìn thấy tính phù hợp giữa nội dung của bạn và từ khóa mục tiêu.
  • Viết nội dung theo ngôn ngữ mà người dùng của bạn thường xuyên sử dụng.
  • Các câu ngắn, giúp cải thiện khả năng đọc. Hãy chia nhỏ các phần nội dung dài quá 300 từ bằng các đề mục con.
  • Tận dụng từ khóa chính, các từ khóa phụ để mở nội dung và tối ưu thật tự nhiên trong bài viết.
  • Tăng giá trị trò chuyện và giữ chân độc giả lâu hơn bằng các “câu hỏi kích hoạt sự tò mò” và những “cụm từ gợi mở” có giá trị nhất trong tiếp thị khơi gợi cảm xúc như: “đây là thứ”, “chuyện gì xảy ra nếu…?”, “nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện”, “thật ngạc nhiên”, v.v..

Tối ưu thẻ Bold

Thông thường Google sẽ cố gắng hiểu nội dung trên các trang web bằng cách tìm ra những thứ khác nhau trên trang bao gồm cả tiêu đề, văn bản in đậm, văn bản in nghiêng, v.v..

Các thẻ định dạng văn bản HTML như thẻ <bold>, thẻ <em> thường giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ về nội dung hơn.

Ví dụ thẻ Bold trong HTML:

<b>văn bản mẫu</b>

Ví dụ thẻ Italic trong HTML:

<em>văn bản mẫu</em>

Trong SEO Onpage, kỹ thuật sử dụng thẻ <bold> để bôi đậm từ khóa mục tiêu ở mức độ phù hợp có thể mang lại giá trị bổ sung giúp tăng khả năng hiển thị và cải thiện thứ hạng.

Đây là một kỹ thuật đơn giản, nhưng rất nhiều trang web không bao giờ sử dụng.

Chúng tôi vẫn khuyên bạn tối ưu thẻ Bold trên trang web mình. Đừng bỏ qua những công việc mà đối thủ của bạn đang làm chưa tốt, đó chính là cơ hội.

Sử dụng liên kết nội bộ chặt chẽ

Ngoài hỗ trợ công cụ tìm kiếm thu thập thông tin, mô hình Internal link chặt chẽ giúp Google hiểu về bối cảnh nội dung và sự liên quan giữa các trang trong cùng một chủ đề.

Nó cho phép bạn khai thác trọn vẹn một chủ đề cụ thể nào đó và điều hướng người dùng đến xem thêm những nội dung có thể quan trọng đối với họ thông qua ngữ cảnh giới thiệu liên kết trên trang mà họ đang truy cập.

Tương tự như Backlink, các liên kết nội bộ còn giúp BOT tìm kiếm xác định thẩm quyền hay mức độ quan trọng của từng trang riêng lẻ bên trong một website. Trang càng có nhiều liên kết nội bộ trỏ đến, thì trang đó càng quan trọng.

Minh họa liên kết nội bộ (Internal link) và Liên kết ra ngoài (External link) trong tối ưu SEO Onpage.
Minh họa Liên kết nội bộ (Internal link) và Liên kết ra ngoài (External link).
  • Liên kết các trang có thẩm quyền cao với trang mới để cải thiện thứ hạng.
  • Sử dụng văn bản neo (Anchor text) mà bạn muốn xếp hạng.
  • Sử dụng liên kết sâu (Link Deep) để đưa người dùng và công cụ tìm kiếm đến các phần nội dung cụ thể.
  • Thêm liên kết nội bộ theo ngữ cảnh nội dung.
  • Liên kết nội bộ đến các trang càng liên quan càng tốt.
  • Trang càng quan trọng càng nên thêm nhiều liên kết nội bộ trỏ đến nó.

Tham gia xác minh liên kết với các liên kết ra ngoài

Nói về liên kết trong SEO, người ta nghĩ ngay đến Pagerank – thuật toán cốt lõi của Google.

Vì được hiểu trái ngược hoàn toàn với Backlink, nên nhiều người nghĩ liên kết ra ngoài (External link hoặc Outbound link) có thể làm giảm lưu lượng truy cập và sức mạnh (Link juice) trên trang web của họ.

Tuy nhiên ở hiện tại, Pagerank không phải là thuật toán duy nhất được Google sử dụng để đánh giá thứ hạng và phân bổ các kết quả trên SERP.

Và tài liệu được Google giới thiệu về chương trình “Xác định các đường liên kết ngoài vì mục đích SEO” với các thuộc tính:

  • Rel=”sponsored”: đánh dấu các đường liên kết được trả tiền.
  • Rel=”ugc”: đánh dấu các liên kết do người dùng tạo.
  • Rel=”nofollow”: đối với liên kết đến các trang nguồn “chưa được xác minh là đáng tin cậy” hoặc “không muốn” Googlebot thu thập dữ liệu.

Cho thấy việc thêm External link để trỏ đến trang uy tín và liên quan trên trang web của bạn không gây hại, mà ngược lại giúp tăng lợi thế cạnh tranh SEO.

Lợi ích của External link đối với thẩm quyền trang web:

  • Cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn. Cho phép khách truy cập dễ dàng điều hướng trang web để nhanh chóng tìm thấy các tài liệu tham khảo mà họ đang cần.
  • Hỗ trợ các công cụ tìm kiếm xác định mức độ hữu ích và chất lượng của một trang web.
  • Tránh nội dung trùng lặp, nâng cao thẩm quyền trang web và thăng hạng trên SERP.

Tôi vẫn muốn nhắc bạn một lần nữa!

  • Đừng bỏ việc kiểm tra và xác minh các liên kết ra bên ngoài với Google trong tối ưu SEO Onpage.
  • Nếu sử dụng thuộc tính Dofollow hãy xem xét thẩm quyền và mức độ liên quan của các trang nguồn.

External link đến các nguồn càng đáng tin cậy và liên quan, thẩm quyền trang web của bạn càng tăng.

Ghi chú từ Biên tập viên UptopZUptopZ MediaCông ty TNHH UptopZ Media (Tiền thân BTNRocket) – Cung cấp giải pháp phát triển thương hiệu trên môi trường internettìm hiểu.

Tối ưu các loại nội dung trực quan trên trang: Video, Image, Infographic, Slide

Image

Trước khi nói về các phần quan trọng như kích thước, định dạng, trọng lượng hay hỗ trợ trình đọc màn hình của một hình ảnh thì mức độ độc đáo của hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.

Một nghiên cứu được công bố gần đây của Shai Aharony đã cho thấy: Các trang web sử dụng hình ảnh độc đáo có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh SEO tốt hơn so với những trang web sử dụng hình ảnh Stock.

Cụ thể, ông và các cộng sự của mình đã sử dụng các tên miền hoàn toàn mới với Google, loại trừ tối đa các biến có thể tác động đến kết quả cuối cùng. Bằng cách xem xét xếp hạng tìm kiếm giữa các trang web chứa “hình ảnh “lưu trữ – sao chép – sử dụng lại” trên nhiều miền so với các “hình ảnh chụp mới” trong dài hạn.

Chúng tôi đã tổng hợp lại các kết quả được công bố sau thử nghiệm ở hình ảnh bên dưới. Bạn có thể xem chi tiết bài nghiên cứu của Shai Aharony tại đây!

Minh họa kết quả thử nghiệm hình ảnh trùng lặp dài hạn của Shai Aharony trên Rebootonline.com.
Minh họa kết quả thử nghiệm hình ảnh trùng lặp dài hạn của Shai Aharony trên Rebootonline.com.

Tiếp theo, hãy nói về các phần quan trọng như kích thước, trọng lượng và trải nghiệm người dùng đối với một hình ảnh.

  • Kích thước hình ảnh

Kích thước hình ảnh phù hợp giúp tối ưu trọng lượng file ảnh và cả khả năng hiển thị của hình ảnh đó trên thiết bị xem. Để một hình ảnh có kích thước được coi là phù hợp thì tiêu chuẩn duy nhất mà bạn cần tuân theo là chiều rộng của khung hiển thị nội dung.

Chẳng hạn như nội dung mà bạn đang xem, nó có khung hiển thị nội dung tối đa trên thiết bị có màn hình lớn là 1024 x 1024 (px) và trên các thiết bị có màn hình nhỏ hơn là 50 x 50 (px). Vì thế để tối ưu, kích thước hình ảnh ở đây sẽ “fit” vừa 100% chiều rộng, không nhỏ hơn vì sẽ làm mất chất lượng hình ảnh, nhưng cũng không lớn hơn vì sẽ sinh ra dư thừa chất lượng cũng như làm tăng trọng lượng file ảnh.

  • Định dạng

Định dạng ảnh tối ưu nhất để hiển thị và lưu trữ hiện nay có thể được coi là WebP. Webp kế thừa các đặc tính như khả năng hiển thị chất lượng cao như JPG, nền trong suốt như PNG và chuyển động của GIF, quan trọng nhất là trọng lượng file Webp sẽ nhẹ hơn từ 25-34% so với các định dạng kể trên.

Theo Can I use, định dạng Webp cũng đã được hỗ trợ tới 94% bởi tất cả các trình duyệt phổ biến ngày nay.

  • Trọng lượng

Tối ưu trọng lượng hình ảnh không phải là một vấn đề cần thiết nếu như bạn đã thực hiện tối ưu kích thước và định dạng của hình ảnh.

Thông qua hai quá trình kể trên, trọng lượng hình ảnh đã nằm ở con số tối ưu nhất mà không thế tác động gì thêm.

  • Hỗ trợ trình đọc màn hình

Hình ảnh được sử dụng để minh họa cho nội dung và ngữ cảnh xung quanh nhưng sẽ thật tệ nếu như người dùng không nhìn thấy được hình ảnh đó. Điều mình muốn đề cập ở đây là khả năng hỗ trợ trình đọc màn hình của hình ảnh dành cho người dùng khiếm thị.

Để thực hiện tối ưu cho vấn đề này, việc các bạn có thể làm là thêm thuộc tính <alt> vào trong thẻ <img>. Thuộc tính ALT ở đây sẽ giúp hiển thị nội dung dạng chữ đã được biên soạn từ trước để người dùng khiếm thị có thể nghe thấy. Vì thế nên thẻ alt cần liên quan đến nội dung hình ảnh và mô tả nội dung đó một cách dễ hiểu nhất cho người dùng.

  • Sử dụng song song hình ảnh minh họa và Infographics

Infographics là các hình ảnh đồ họa có nội dung chứa thông tin ngắn gọn với hình ảnh bắt mắt cùng màu sắc sinh động.

Nếu hình ảnh minh họa được sử dụng để cho người xem hình dung ra các thông tin mà họ đang đọc thì Infographics được sử dụng để tóm gọn nhiều thông tin liên quan đến nhau vào một hình ảnh để người dùng có thể tiếp cận dễ dàng hơn với thông tin đó.

Sử dụng song song hình ảnh minh họa và Infographics trên các phần nội dung liên quan có thể tạo ra sự thích thú với người xem cũng như tối ưu về trải nghiệm người dùng trên trang.

Các phương hay giúp bạn tối ưu hình ảnh trên trang:

  • Sử dụng hình ảnh gốc.
  • Giảm thước hình ảnh càng nhỏ càng tốt (tính bằng byte).
  • Đặt tên tệp mô tả, tránh đặt tên cho hình ảnh của bạn như “hinh-anh-1”
  • Sử dụng ALT để mô tả hình ảnh.

Video

Video luôn là định dạng nội dung thu hút người xem nhiều nhất khi được đem ra so sánh với hình ảnh hay nội dung văn bản thuần túy. Sẽ thật là tuyệt vời nếu như trong nội dung của bạn có đính kèm một hay nhiều Video để tóm lược nội dung cho người xem.

Để một Video trong nội dung được coi là chuẩn SEO, nó có thể được đối chiếu thông qua các tiêu chuẩn tương tự như tối ưu hình ảnh.

Độ tươi của trang (Freshness Factor)

Google SERP ưu tiên nội dung mới. Và những trang tận dụng tốt QFD – Query Deserves Freshness thường có vị trí tốt và giữ thứ hạng lâu hơn trên trang kết quả tìm kiếm.

QFD – Query Deserves Freshness” được định nghĩa là: Yêu cầu tìm kiếm xứng đáng với kết quả tìm kiếm được cập nhật. Nó một phần bên trong thuật toán cốt lỗi, luôn giúp Google cung cấp các kết quả cập nhật mới nhất ngay cả khi người dùng sử dụng các từ khóa tìm kiếm chung chung. Và ngăn chặn tuyệt đối, không cho các trang có thứ hạng cao, bị lỗi thời xuất hiện trên đầu trang một SERP.

Chỉ mục tìm kiếm mới Google Caffeine cung cấp kết quả tìm kiếm trên web mới hơn 50% so chỉ mục cuối cùng (hay kho lưu trữ nội dung web lớn nhất của Google). Nghĩa là mọi trang mà bạn xuất bản hoặc thực hiện sửa đổi thông tin mới bao gồm: một câu chuyện, một bài viết blog hay một bài đăng diễn đàn đều có thể dễ dàng xuất hiện đối với người dùng khi họ tìm kiếm “từ khóa liên quan” ngay sau khi nó xuất bản sớm hơn rất nhiều so với trước đây (Google Indexing nội dung mới nhanh hơn).

Đó là lý do, chúng tôi khuyên bạn nên tập trung vào độ mới của trang, cần tránh mọi thứ có thể khiến nội dung bị lỗi thời bao gồm: ngày, tháng, năm hoặc các dữ liệu cũ. Và thường xuyên kiểm tra thứ hạng trang các trang web hàng đầu của mình trên SERP, nếu bạn không muốn đánh mất vị thế “người dẫn đầu” trên công cụ tìm kiếm.

Triển khai Dữ liệu có cấu trúc

Dữ liệu có cấu trúc (hay Structured data) là các đoạn mã nằm trong mã nguồn HTML dưới dạng Microdata, RDFa hoặc thông dụng nhất là JSON-LD. Với dữ liệu có cấu trúc, công cụ tìm kiếm có thể hiểu nội dung của bạn hơn đồng thời là cho hiển thị các đoạn trích nổi bật (Rich snippet – Rich result) theo mỗi loại dữ liệu cấu trúc liên quan trên trang kết quả tìm kiếm.

Dưới đây là các loại Rich snippet ứng với Structured data liên quan của Google:

  • Article
  • Book
  • Breadcrumb
  • Băng chuyền
  • Course
  • Thông báo về COVID-19
  • Dataset
  • Employer Aggregate Rating
  • Mức lương ước tính
  • Event
  • Xác minh tính xác thực
  • Câu hỏi thường gặp
  • Hướng dẫn
  • Giấy phép hình ảnh
  • Job Posting
  • Đào tạo Nghề
  • Doanh nghiệp địa phương
  • Logo
  • Trình giải toán
  • Movie
  • Bài tập thực hành
  • Product
  • Hỏi đáp
  • Recipe
  • Đoạn trích thông tin đánh giá
  • Hộp tìm kiếm cho đường liên kết trang web
  • Ứng dụng phần mềm
  • Speakable
  • Gói đăng ký và nội dung có tường phí
  • Video

Công cụ miễn phí hỗ trợ tối ưu Seo Onpage

Thông thạo về SEO Onpage giúp bạn đưa ra các hướng đi đúng đắn cho quá trình tối ưu website của mình. Nhưng song song với đó thì việc sử dụng các công cụ hỗ trợ sẽ giúp tiết kiệm thời gian để bạn có thể tập trung vào các quá trình dài hơi hơi như Offpage hay Technical.

Một số các công cụ hỗ trợ SEO trên trang miễn phí mà UptopZ có thể giới thiệu đến bạn như:

  • SEOquake (Extension): Một tiện ích mở rộng được cài vào trình duyệt với khả năng đo lường các thông tin như thẻ meta, outline và các thông tin khác trên trang.
  • Ahref Toolbar (Extension): Tương tự SEOquake
  • Rank Math SEO (plugin): Một plugin được cài vào mã nguồn WordPress để đưa ra các tiêu chuẩn Onpage khi người dùng viết nội dung, cũng như đánh giá số điểm cho mỗi tiêu chuẩn đó:
  • Yoast SEO (Plugin): Tương tự Rank Math.

Câu hỏi liên quan:

Seo onpage như thế nào là tốt?

Bản chất, SEO Onpage là giúp công cụ tìm kiếm hiểu được những gì người dùng nhìn thấy và họ nhận được giá trị gì khi truy cập vào một trang web. SEO Onpage tốt bắt đầu từ việc xác định xem đúng mục đích đằng sau truy vấn, sáng tạo nội dung chất lượng, liên quan và đáp ứng nhu cầu trải nghiệm thông tin của người dùng tốt nhất.

Yếu tố quan trọng nhất trong SEO Onpage là gì?

Meta Tags là yếu tố quan trọng nhất trong SEO Onpage. Cụ thể, Title Tag và Meta Description xuất hiện trong kết quả tìm kiếm như một bản tóm tắt nhanh, ngắn gọn về nội dung trang web của bạn, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn kết quả phù hợp nhất đối với truy vấn của họ trên SERP.

Lỗi SEO Onpage phổ biến nhất là gì?

Không chú ý tới Title và Meta Description. Đặt nội dung quan trọng trên hình thay vì đặt trên trang. Giữ nguyên cấu trúc URL cũ khi thay đổi kiến trúc website. Kết cấu liên kết nội bộ rời rạc. Và không chạy kiểm tra kiểm tra trang web thường xuyên.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ khái niệm SEO Onpage là gì cùng các yếu tố SEO trên trang quan trọng nhất giúp cải thiện thứ hạng trên kết quả tìm kiếm mà UptopZ có thể cung cấp đến cho các bạn. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ nó rộng rãi để nhiều người cùng được biết tới nhé. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo của chúng tôi!

Huyền Hồ
Một trong những cây bút giàu kinh nghiệm tại UptopZ với kỹ năng viết sáng tạo và hiểu biết sâu sắc về Marketing, SEO, Excel, Word… Những bài viết được chia sẻ bởi tác giả không chỉ mang tính thực tiễn mà còn cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích cho bạn đọc. Hãy theo dõi UptopZ cùng tác giả để không bỏ lỡ những kiến thức và xu hướng mới nhất.
Chia sẻ bài viết