SEO là một kỹ thuật đặc biệt trong Digital Marketing, hoạt động dựa trên việc xác định nhu cầu hoặc vấn đề của khách hàng tiềm năng để tạo ra nội dung thu hút sự chú ý và phục vụ họ thông qua các công cụ tìm kiếm.
Sự phát triển của Google, Ping, Yahoo, Cốc Cốc,… khiến SEO trở thành một hoạt động thiết yếu trong Inbound Marketing. “Chìa khóa” để SEO thành công là tạo ra sự tương tác giữa nội dung trên trang web và khách hàng theo cách của “con người” dựa trên những “từ khóa” mà khách hàng của bạn đang tìm kiếm. Vậy thì:
SEO là gì?
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO / Search Engine Optimization) là quá trình cải thiện số lượng và chất lượng lưu lượng truy cập đến một Website thông qua kết quả hiển thị của từng Webpage trên các công cụ tìm kiếm.
Là chiến lược tiếp thị hoàn toàn miễn phí trên Internet, SEO nhắm mục tiêu đến lưu lượng truy cập không phải trả tiền hơn lưu lượng truy cập trực tiếp hoặc lưu lượng truy cập có trả tiền.
Nói chính xác hơn, SEO bao gồm tất cả mọi thao tác, kỹ thuật tối ưu tốt nhất bạn cần làm để xếp hạng trang của mình cao hơn các kết quả khác trên SERP. Bao gồm: việc sáng tạo nội dung chất lượng cao, hỗ trợ công cụ tìm kiếm thu thập – lập chỉ mục nội dung, cải thiện các tín hiệu UI-UX, quảng bá trang web, xây dựng liên kết, v.v..
SEO hoạt động như thế nào?
SEO hoạt động trên mọi khía cạnh mà bạn muốn công cụ tìm kiếm và người dùng nhìn thấy trên trang web của mình.
Trang web “SEO tốt nhất” là trang web xuất hiện nhiều nhất trong kết quả tìm kiếm.
Mỗi từ khóa mà người dùng nhập vào Google, thì có đến hàng tỷ trang có tiềm năng “phù hợp”. Trung bình mỗi phút sẽ có hàng triệu trang web mới được tạo ra thêm. Nhưng Google chỉ đề xuất những kết quả tốt nhất cho người dùng. SEO giúp nội dung của bạn được giới thiệu đến người dùng nhanh hơn trong hàng tỷ trang web có khả năng phù hợp với truy vấn của họ.
UptopZUptopZ MediaCông ty TNHH UptopZ Media (Tiền thân BTNRocket) – Cung cấp giải pháp phát triển thương hiệu trên môi trường internettìm hiểu nghĩ đây là ví dụ minh họa hữu ích để bạn dễ hình dung về cách thức hoạt động của SEO:
Giả sử:

- Trang A: Tối ưu trang web cho truy cập trên PC và Mobile.
- Trang B: Chỉ tối ưu trang web cho truy cập trên PC.
Trong trường hợp, người dùng truy cập nhiều hơn trên thiết bị di động cho từ khóa mà cả trang A và trang B đều nhắm chung mục tiêu xếp hạng.
Người dùng cảm thấy hài lòng và để lại tương tương tác trên trang A nhiều hơn so với trang B.
Thì, Google sẽ ưu tiên xếp hạng trang A cao hơn trang B trong kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên, đó chỉ là một ví dụ. SEO còn rất nhiều thứ khác ảnh hưởng đến khả năng xếp hạng trang.
Google xác định kết quả tốt nhất dựa vào chất lượng nội dung, mức độ liên quan, vị trí, ý định tìm kiếm của người dùng, độ mới của nội dung, thẩm quyền trang web và hơn thế nữa. Mỗi yếu tố xếp hạng được tính theo nhiều trọng số khác nhau và chúng hoạt động cùng một lúc.
Bạn có thể xem chi tiết cách công cụ tìm kiếm hoạt động và 200 yếu tố xếp hạng khác nhau của Google để cải thiện hiệu suất trang web của mình.
Tầm quan trọng của SEO
Khi bạn cần câu trả lời cho một câu hỏi bạn sẽ đến đâu? Đương nhiên, trang kết quả tìm kiếm của Google.
SEO là một phần “Cơ bản” trong tiếp thị kỹ thuật số. Mọi doanh nghiệp điều cần đến SEO vì lưu lượng truy cập không trả tiền chính xác là nguồn truy cập nổi bật nhất cho trang web của họ. Các công cụ tìm kiếm mở ra “một thị trường béo bở” cho doanh nghiệp phát triển thương hiệu và tăng trưởng tài chính ổn định.
Tại sao bạn cần thực hiện SEO? Câu trả lời dành cho bạn nằm ngay ở đây:
SEO giúp bạn:
- Tăng khả năng hiển thị và xếp hạng trang web.
- Tăng lưu lượng truy cập vào trang web.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
- Tiết kiệm và tối ưu chi phí tiếp thị.
- Thiết lập nhận thức về thương hiệu.
- Nâng cao lợi thế cạnh tranh.
- Xây dựng uy tín thương hiệu.
- Khuyến khích người dùng địa phương trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ.
- Xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Tăng hiển thị và xếp hạng trang web trên kết quả tìm kiếm
“Một lượt hiển thị chỉ được tính khi người dùng nhìn thấy liên kết của bạn trên trang kết quả tìm kiếm mà họ truy cập”.
Đa số công cụ tìm kiếm đều hiển thị kết quả tìm kiếm theo cấu trúc phân trang, thì lượt hiển thị chỉ được tính cho một mục, khi mục đó xuất hiện trên trang kết quả hiện tại mà người dùng truy cập. Đối với kết quả hiển thị theo dạng cuộn (không phân trang), lượt hiển thị chỉ được tính cho một mục khi người dùng di chuyển đến đúng vị trí có thể xem được mục đó. Quy tắc chung, mỗi khi người dùng phải nhấp xem kết quả tìm kiếm thì lượt hiển thị chỉ tính khi liên kết của bạn xuất hiện trong nhóm kết quả mà họ nhìn thấy, bất kể người dùng có di chuyển vào xem bên trong trang web của bạn hay không.
“Tăng thứ hạng trang web, đồng nghĩa với tăng lượt hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm”.
Vị trí trên công cụ tìm kiếm được tính theo thứ tự từ cao xuống thấp, mỗi phần tử (liên kết hiển thị) chỉ chiếm một vị trí duy nhất trên bảng xếp hạng và được tính toán dựa trên các yếu tố đánh giá xếp hạng của công cụ tìm kiếm”.
Tối ưu SEO giúp đưa các web page vào các vị trí trên cùng của trang 1 trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm (Chú thích người viết: Top 10 kết quả tốt nhất trong Serp tương ứng với truy vấn người dùng), nó chính là cơ hội để Website của bạn đến gần hơn với khách hàng thông qua số lượng lượt hiển thị của các webpage.
Tăng lưu lượng truy cập vào trang web không phải trả tiền
“Các trang web càng có thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm càng nhận được nhiều lưu lượng truy cập không trả tiền”.
Khi người dùng thực hiện các truy vấn trên công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo…) và nhấp kết quả không trả phí (Organic search results), để truy cập vào xem trang web thì mới được tính là lượng truy cập không trả tiền (Organic traffic). Theo kết quả nghiên cứu của Sistrix về việc phân tích hơn 80 triệu từ khóa và hàng tỷ kết quả tìm kiếm để hiểu rõ cách người dùng tương tác với SERP cho thấy, kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google cho một từ khóa có tỷ lệ nhấp (CTR) là 28.5%, vị trí thứ 2 & thứ 3 có tỷ lệ nhấp chuột lần lượt là 15% & 11%. CRT giảm xuống còn 2,5% cho kết quả thứ 10.
Tối ưu SEO hiệu quả bằng cách tạo ra nội dung có chiều sâu tri thức, trả lời chính xác với truy vấn của người dùng liên quan đến lĩnh vực bạn mà tiếp thị, là cách để thu hút nhiều lưu lượng truy cập không phải trả tiền.
Tăng tỷ lệ chuyển đổi biến lưu lượng truy cập thành đơn hàng
“Lưu lượng truy cập càng cao, nghĩa là bạn đang khai thác tốt hiệu suất trang web của mình – Tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng đồng nghĩa với tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng”
Các trang web được tối ưu SEO sẽ có tốc độ tải trang nhanh hơn, dễ đọc và được hiển thị chính xác trên hầu hết các thiết bị (bao gồm các thiết bị di động và máy tính bảng). Trang web của bạn có xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm (SERP), sẽ thu hút sự chú ý từ người tìm kiếm và thúc đẩy lưu lượng truy cập vào trang web của bạn nhiều hơn. Từ đó, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi (CT), tức khách hàng tiềm năng sẽ chuyển đổi thành khách hàng thực sự của bạn, họ sẽ tìm thấy được sản phẩm/dịch vụ hữu ích và cần thiết mà thương hiệu của bạn đem đến, một chút khơi gợi cảm xúc trong bài đăng dễ dàng đưa họ đến quyết định mua hàng hoặc ít nhất là các chuyển đổi khác chẳng hạn như: để cuộc gọi, đăng ký thành viên hoặc để lại Email, tin nhắn,…
Hỗ trợ tiết kiệm và tối ưu việc quản lý chi phí Marketing
Mọi công cụ hỗ trợ tiếp thị trả phí “đều tắt hiển thị” khi bạn “ngừng trả tiền”. Nhưng SEO thì không? Bạn được toàn quyền làm chủ thời gian hiển thị trang web của mình dựa vào chất lượng nội dung mà bạn cung cấp cho công cụ tìm kiếm. Chi phí đầu tư cho SEO hoàn toàn khác với chi phí quảng cáo. Bạn có thể đầu tư một lần và thu về kết quả rất nhiều ngày sau đó. SEO là một chiến lược tiếp thị “dài hơi” cần thời gian, sự kiên trì và sự nỗ lực để đưa thương hiệu của bạn vượt lên trên đối thủ bằng lưu lượng truy cập không phải trả tiền. Thay vì liên tục “đốt tiền cho quảng cáo mức chi phí khổng lồ” hãy phân bổ nó cho SEO và bạn sẽ thấy, mình tiết kiệm đáng kể ngân sách với tỷ lệ chuyển đổi tương đương.
Khoản chi phí đầu tư cho SEO sẽ không giống như chi phí quảng cáo, bởi nếu bạn dừng trả phí trên bất kỳ kênh marketing nào, đồng nghĩa trang web của bạn không còn được xuất hiện. Tuy nhiên, nếu áp dụng SEO thì sẽ hoàn toàn khác, bạn không cần tốn quá nhiều ngân sách để đầu tư vào chạy quảng cáo. Thay vào đó, SEO cần thời gian, sự kiên trì và sự nỗ lực thì mới đem lại thành quả xứng đáng (Chú thích của người viết: Đạt xếp hạng cao trên trang 1 của kết quả tìm kiếm). Cuối cùng, khả năng website của bạn vượt lên đối thủ và tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng, từ đó tăng cơ hội bán hàng cũng như góp phần đẩy mạnh thương hiệu hơn.
Thiết lập nhận thức về thương hiệu
“Khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của bạn thông qua quá trình trải nghiệm hoặc tiếp xúc với những gì bạn đang thực hiện tối ưu cho công cụ tìm kiếm”
Khi các webpage của bạn thường xuyên nằm trên trang đầu tiên của công cụ tìm kiếm, khách hàng tiềm năng sẽ có nhiều khả năng nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) của bạn dễ dàng. Tức là, mức độ quen thuộc và khả năng ghi nhớ của khách hàng mục tiêu với sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang muốn nhắm đến sẽ có hiệu quả đáng kể. Khách hàng chuyển hóa chúng thành nhận thức của bản thân về quan điểm, chất lượng và giá trị mà website của bạn đem đến.
Có thể họ sẽ không nhớ đến tên thương hiệu của bạn, nhưng thông qua quá trình trải nghiệm, tiếp xúc sẽ có cảm giác quen thuộc và khi bắt gặp lại, họ sẽ nhanh chóng nhận ra sản phẩm thương hiệu quen thuộc.
Nâng cao lợi thế cạnh tranh
“Lợi thế cạnh tranh chỉ thực sự có hiệu quả khi biết cách làm nổi bật, khác biệt trước đối thủ, thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm là những gì mà bạn cần đạt được và khiến đối thủ thèm khát nó”.
Theo nghiên cứu của Hubspot, có 63.6% doanh nghiệp tích cực đầu tư vào SEO. Những website đầu tư vào SEO thường có xếp hạng cao hơn đối thủ trong trang hiển thị kết quả của các công cụ tìm kiếm và giành được lợi thế cạnh tranh (Competitive advantage). Bạn biết cách làm nổi bật website của mình, tạo sự khác biệt trước đối thủ về nhiều mặt như chất lượng, chi phí, mạng lưới cung cấp hay dịch vụ chăm sóc… Để nâng cao lợi thế cạnh tranh, bắt đầu bằng cách xác định đối thủ cạnh tranh của bạn, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của họ, để từ đó vạch ra chiến lược xây dựng đúng đắn cho website của mình.
Xây dựng uy tín thương hiệu
“Thương hiệu của bạn xây dựng được sự uy tín nếu khách hàng tiếp tục quay trở lại”.
Quá trình xây dựng sự uy tín của website với khách hàng cần có thời gian. Khi người dùng thực hiện tìm kiếm thông tin liên quan đến ngành của bạn và tiến hành truy cập để xem các tài nguyên trong kết quả tìm kiếm. Sau khi đọc tài nguyên, nếu nếu nội dung mà webpage bạn cung cấp đến thực sự hữu ích, chất lượng thì khả năng người dùng sẽ quay trở lại để tìm kiếm các thông tin liên quan hoặc họ có thể chia sẻ rộng rãi đến cho nhiều người. Đầu tư vào SEO sẽ là bước đi tuyệt vời giúp thương hiệu của bạn xây dựng được sự uy tín với người tiêu dùng.
Khuyến khích người dùng địa phương trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ
“Tăng khả năng hiển thị website khi người dùng địa phương thực hiện tìm kiếm trực tuyến”.
Theo số liệu thống kế của Google vào năm 2018, có đến 46% lượng tìm kiếm hiện nay “mang tính địa phương”. SEO địa phương (Local SEO) sẽ giúp trang web của bạn được nhiều người dùng địa phương tiếp cận dễ hơn khi họ thực hiện tìm kiếm online. Hay nói cách khác, thứ hạng website đạt xếp hạng cao hơn đối với người dùng địa phương. Nhờ vào việc tạo thông tin cho thương hiệu tại GMB (Doanh nghiệp của tôi trên Google – Google My Business), bạn hoàn toàn biết được người dùng có đang hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của mình hay không được thể hiện qua phần đánh giá và chấm điểm (Review) hay thông qua câu hỏi trong phần hỏi đáp (Q&A) để giải đáp những thắc mắc của họ về sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu
“Sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng chính là yếu tố để xây dựng được lòng trung thành của họ với thương hiệu”.
Ngày nay, khách hàng có thể tìm thấy bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào họ cần và sẽ có ấn tượng tốt khi thương hiệu đó để lại trải nghiệm tuyệt vời cho họ. Sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng chính là yếu tố trọng tâm để xây dựng được lòng trung thành của họ với thương hiệu (Brand Loyalty). Khách hàng là những người có quyền lựa chọn, chỉ cần thương hiệu của bạn không đem đến thông tin hữu ích thì lập tức sẽ tìm đến đối thủ và khả năng mà họ quay trở lại rất thấp. Lòng trung thành của khách hàng không phải trải qua một hay hai lần mua hàng, mà đó là một chu kỳ. Chính vì vậy, tạo một chiến lược SEO đúng đắn, phù hợp sẽ có cơ hội giữ chân khách hàng và xây dựng được giá trị lâu dài.
3 trụ cột trong SEO: Onpage, Offpage và Technical
Đây là ba phần không thể tách rời trong một chiến lược SEO tổng thể. Giúp trang web thân thiện hơn với người dùng và công cụ tìm kiếm. Bộ ba này, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh SEO của bạn.

SEO On-page
SEO OnpageSEO OnpageLà toàn bộ quá trình tối ưu nội dung, mã nguồn HTML và các yếu tố hiển thị bên trong một trang web để cải thiện chất lượng và lưu lượng truy cập tự nhiên vào trang web từ các công cụ tìm kiếmđọc thêm là hành động tối ưu các yếu tố ngay bên trong trang web, liên quan đến việc hiển thị của các trang (URL) của bạn đến người dùng, Bot tìm kiếm.
Bạn toàn quyền kiểm soát mọi thứ trên trang hoặc Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML) để hiển thị các URL của bạn tốt nhất trong kết quả tìm kiếm.

Các yếu tố SEO trên trang bao gồm:
- Nội dung.
- Cấu trúc URL.
- Tiêu đề bài viết (Headlines).
- Thẻ đề mục (Headers).
- Thẻ tiêu đề (Title Tag).
- Mô tả meta (Meta Description).
- Tối ưu hóa Hình ảnh.
- Liên kết nội bộ (Internal link).
- Liên kết ra ngoài (Outbound Link).
- Còn nữa, v.v..
SEO Offpage
Trái ngược với SEO Onpage, thì SEO Offpage là tập hợp các thủ thuật tối ưu được thực hiện từ bên ngoài trang web. Bao gồm việc tiếp thị nhận diện thương hiệu và xây dựng liên kết kết ngược từ các trang web khác miền.
Bạn không thể toàn quyền kiểm soát các tín hiệu SEO ngoài trang. Mặc dù, nó tạo ra tác động mạnh mẽ đến thứ hạng trang của bạn trên kết quả tìm kiếm.

Các yếu tố SEO Offpage bao gồm:
- Xây dựng liên kết (Link Building).
- Tiếp thị truyền thông xã hội (Social media marketing).
- Quảng cáo rao vặt.
- Nội dung khách.
- Bài đăng trên Diễn đàn.
- Tương tác trên mạng xã hội.
- Đánh dấu trang xã hội (Social Bookmarking).
- Thông cáo báo chí (Press Releases).
- Nguồn cấp dữ liệu RSS.
- Tạo sách điện tử (E-book Creation).
- Gửi thư mục.
- Đệ trình Video.
- Còn nữa, v.v..
Technical SEO
Technical SEO (hay còn gọi là SEO kỹ thuật) là một phần trong SEO On-site, được thực hiện bên ngoài phạm vi nội dung, liên quan đến các kỹ thuật tối ưu hóa trang web và máy chủ để giúp Bot tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục trang web hiệu quả hơn.
Nếu SEO Onpage tập trung nhiều hơn vào nội dung, thiết kế giao diện người dùng (UX) và thiết kế trải nghiệm người dùng (UI) thì Technical SEO là cách bạn thiết kế trang web dành cho Bot tìm kiếm.

Các yếu tố Technical SEO bao gồm:
- Bảo mật trang web HTTPS.
- Tăng tốc độ trang web.
- Khắc phục sự cố trùng lặp nội dung.
- Tạo một sơ đồ trang XML.
- Tạo và gửi tệp Robots.txt.
- Cân nhắc bật AMP.
- Đảm bảo trang web thân thiện với thiết bị di động.
- Thêm đánh dấu dữ liệu có cấu trúc.
- Kết nối trang web với Google Search Console và Bing Webmaster Tools.
- Còn nữa, v.v..
Chiến lược: SEO mũ đen và SEO mũ trắng
Nếu SEO mũ trắng liên quan đến việc tìm cách cải thiện trải nghiệm người thì ngược lại SEO mũ đen dựa vào việc tìm ra các “khe hở” của các thuật toán tìm kiếm để “thao túng thứ hạng”.

SEO mũ trắng: tập trung việc sáng tạo nội dung và thực hiện các chiến thuật tối ưu hóa dựa trên các nguyên tắc dành cho quản trị viên trang web để cải thiện thứ hạng trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm.
- Luôn tuân thủ các nguyên tắc của các công cụ tìm kiếm.
- Tập trung vào khán giả là “con người”.
- Cần có cách tiếp cận lâu dài.
- Kết quả thường “đến muộn”.
SEO mũ đen: Bao gồm mọi kỹ thuật chống lại các nguyên tắc dành cho quản trị viên trang web được sử dụng để “đè” các kết quả tìm kiếm chất lượng xuống thấp và gây ra trải nghiệm người dùng tiêu cực trên SERP. Đây là chiến thuật “Phi đạo đức”, không giải quyết được vấn đề cho người tìm kiếm và nhanh chóng kết thúc bằng các hình phạt bằng Thuật toán hoặc Tác vụ thủ công từ các công cụ tìm kiếm.
- Vi phạm các nguyên tắc của các công cụ tìm kiếm.
- Dựa vào các chiến thuật thao túng thuật toán tìm kiếm.
- Tập trung vào “xếp hạng trang nhanh chóng”.
Ví dụ về SEO mũ trắng và SEO mũ đen:
SEO Mũ trắng |
SEO Mũ đen |
Xây dựng trang web với thiết kế tốt. | Tạo các trang web có hành vi độc hại. |
Cải thiện điều hướng web trực quan. | Lạm dụng mã đánh dấu chi tiết. |
Tập trung vào một chủ đề cụ thể. | Chuyển hướng lén lút. |
Tạo nội dung chất lượng theo E-A-T. | Tạo nội dung tự động. |
Tối ưu hóa hình ảnh trên trang. | Gửi truy vấn tự động đến Google. |
Giảm thời gian tải trang. | Sử dụng Văn bản neo và liên kết ẩn. |
Phục vụ người dùng theo ngôn ngữ tự nhiên. | Nhồi nhét từ khóa. |
Bạn có thể học SEO ở đâu?
Gợi ý: hãy theo dõi trang Blog của UptopZ. Chúng tôi sẽ cập nhật nhanh chóng khóa học SEO (hoàn toàn miễn phí) phù hợp với những người hoàn toàn chưa biết gì về SEO.
Ở đây, bạn có thể tìm hiểu các khái niệm cơ bản và chuyên sâu về SEO, những yếu tố xếp hạng SEO On-page & SEO Off-page. Đặc biệt, bạn còn có thể biết thêm về những tín hiệu SEO tiêu cực mà nhiều SEOer đang gặp phải, có thể gây hại đến thứ hạng trang của bạn.
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Uptopz.com trong thời gian qua! Hẹn gặp lại bạn trong các hướng dẫn tiếp theo của chúng tôi.