Internal Link – Những Sai Lầm Thường Gặp Trên Website

Bùi Kiệt Anh
6 phút
Sai lầm khi đi internal link trên website

Nếu như hệ thống mạch máu tồn tại giúp lưu thông máu khắp cơ thể con người để nuôi dưỡng các bộ phận, nội tạng khác nhau thì hệ thống Internal link (liên kết nội bộ) đóng vai trò giúp lan truyền sức mạnh giữa các trang tên cùng 1 website. Ý nghĩa của hệ thống liên kết nội bộ không chỉ nằm ở việc giúp tạo mối liên hệ giữa những trang có cùng chủ để với nhau mà còn nằm ở việc giúp định hình cấu trúc webiste, tối ưu trải nghiệm người đọc, giúp họ dễ dàng tìm thấy những thông tin liên quan cần thiết,…

Vì vậy nếu xảy ra những sai lầm không đáng có triển khai liên kết nội bộ sẽ gây ra những xáo trộn trong cấu trúc website, làm Google khó hiểu và có những đánh giá không tốt cho trang web. Bài viết này của UptopZ Media sẽ giúp bạn tránh được những lỗi sai phổ biến trong khi tạo dựng hệ thống liên kết nội bộ cho website của bạn.

Liên kết bị hỏng

Các liên kết nội bộ bị hỏng thường hiểu thị mã lỗi 404, điều này có nghĩa là bạn đưa người dùng và công cụ tìm kiếm đến một trang không tồn tại. Nguyên nhân có thể là do trang nội bộ mà bạn trỏ đến đã bị xóa hoặc sai địa chỉ URL. Để khắc phục sự cố, bạn cần kiểm tra lại cái link nội bộ bị lỗi 404 và thay thế bằng trang đích có thể truy cập bình thường trên website.

Liên kết không thể thu thập thông tin

Lỗi này thường xảy ra do giá trị noindex trong <meta name=”robots” content=”…, …”> ở cấp độ trang. Bạn có thể kiểm tra bằng cách xem nguồn trang và thay đổi thành giá trị mặc định là index và follow để Bot tìm kiếm có thể thu thập thông tin.

Liên kết chuyển hướng vĩnh viễn

Chuyển hướng liên kết có thể làm giảm tốc độ thu thập thông tin của Bot trên trang web của bạn. Đặc biệt, đối với những những trang web lớn. Nếu nhận thấy website của bạn chậm Index, hãy thử kiểm tra lại tất cả các liên kết nội bộ và thay thế những URL chuyển hướng thành URL trang đích.

Trang chỉ có 1 liên kết

Mặc dù, Google luôn cố gắng thu thập nhiều nhất các URL trên một website trong một lần truy cập. Nhưng điều này không đồng nghĩa là mọi URL của bạn điều được Bot nhìn thấy, đặt biệt là các URL nằm sâu trong cấu trúc web. Vì thế, nếu chỉ trỏ duy nhất 1 liên kết nội bộ qua lại giữa các webpage, đồng nghĩa với việc bạn đang bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trong SEO. Hãy thử cấu trúc silo và thêm nhiều hơn 1 liên kết đến các bài đăng thật sự liên quan trên mọi bài đăng của bạn.

Quá nhiều liên kết trên trang

Moz đã chỉ ra rằng bạn có thể thêm đến 150 đến 250 Internal Link trên các trang quan trọng của mình và Google cũng chưa từng công bố “con số giới hạn số lượng liên kết trên một trang”.

Nhưng cái gì nhiều quá cũng đều không tốt, việc “nhồi nhét” quá nhiều link nội bộ trên một trang có thể làm “gãy” cấu trúc web và gây ra trải nghiệm tiêu cực cho người dùng của bạn. Để cải thiện thứ hạng trang web về lâu dài, bạn cần đảm bảo mọi điều hướng trên trang đều tập trung phục vụ người dùng và duy trì sự cần bằng Link juice.

Trang mồ côi

Trang mồ côi (Orphan Page) là trang hoàn toàn không được liên kết với bất kỳ trang nào khác trên trang web của bạn. Đừng vội “bỏ mặc” các trang mồ côi vì chúng có thể vẫn còn có giá trị cho người truy cập.

Bạn có thể xem và đánh giá lại nội dung, nếu thấy hữu ích hãy thêm chúng vào chiến lược liên kết nội bộ. Ngược lại, hãy bật tính năng “Noindex” hoặc xóa để tối ưu hạn mức thu thập thông tin trên web.

Liên kết HTTPS và HTTP

Đây là lỗi thường gặp trên các trang web có tuổi miền cao khi di chuyển trang web HTTP sang HTTPS. Điều này có thể khiến người dùng và bot bị điều hướng ngay cả khi không cần thiết. Để khắc phục sự cố này, bạn chỉ có thể kiểm và thay đổi URL bằng cách chèn link thủ công.

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn đi Internal Link tối ưu cho SEO

Trên đây là danh sách những sự cố khi đi internal link dẫn đến tình trạng một số bài đăng quan trọng không được người dùng và công cụ tìm kiếm nhìn thấy. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu để sửa lỗi, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và quét kiểm tra website miễn phí. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi, hẹn gặp lại trong những bài hướng dẫn tiếp theo.

Bùi Kiệt Anh
SEOer và người phát triển nội dung tại UptopZ Media. Bắt đầu bén duyên với ngành SEO từ năm 2016, Kiệt Anh chuyên tổng hợp tin tức liên quan đến thuật toán và xu hướng mới nhất của các công cụ tìm kiếm để tạo nội dung hướng dẫn chiến lược tối ưu từ khóa, cải thiện thứ hạng và tăng cường lưu lượng truy cập hữu ích cho website của chính bạn.
Chia sẻ bài viết