Chúng tôi đã giới thiệu về Canonical Tag và cho bạn biết khi nào nên sử dụng nó trong SEO. Nếu bạn đã thử thực thi, hơn bao giờ hết chúng tôi tin là bạn đã biết được công dụng tuyệt vời của nó. Nhưng không dừng chỉ ở đó, đây là những phương pháp SEO với Rel=”canonical” hay nhất. Chần chừ gì nữa, hãy bắt đầu ngay bây!
Thêm Canonical tự tham chiếu cho mọi trang không giống nhau

Nếu bạn biết về CMS – Hệ thống quản lí nội dung cho phép tạo ra nhiều URL bằng các tham số khác nhau nhưng giữ nguyên phần nội dung. Thì chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng thẻ rel=”canonical” để tạo ra các trang chuẩn tự tham chiếu để mọi trang trong website của bạn đều được trỏ đến phiên bản URL sạch nhất.
Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến trang web của bạn. Và John Mueller – người đại diện của Google cũng xác nhận là “tốt nhất” khi được đặt câu hỏi trong một buổi thảo luận về SEO về việc “ổn không nếu đặt rel=”Canonical” trên mỗi trang trỏ về chính nó để tránh các tham số và những thứ tương tự”.
Canonical hoặc Redirect 301

Ngay từ khi công bố có thể sử dụng nhãn rel=canonical để chỉ định trang chính tắc, chính Google cũng tôn vinh nó. Minh chứng là việc họ yêu cầu mọi người dừng chuyển hướng 301 (Redirect 301) để xử lý các vấn đề trùng lặp và thậm chí khuyến khích bạn nên dùng nó cho các trang tương tự. Tuy nhiên UptopZ không khuyến khích bạn làm theo, vì điều này có thể gây hại nhiều hơn là có lợi khi bạn không quản lý tốt các thẻ của mình.
Redirect 301 là tính năng tự động điều hướng vĩnh viễn một trang web từ địa chỉ cũ sang một địa chỉ mới. Nếu muốn bảo toàn lưu lượng truy cập thì bạn nên thực hiện chuyển hướng mọi lúc. Nhưng trong trường hợp, bạn không thể chuyển hướng vì một số nguyên nhân kỹ thuật hoặc nó gây ra một số tác động tiêu cực đến trải nghiệm người dùng thì tốt hơn nên dùng thẻ canonical.
Canonical URL và Internal link

Thẻ canonical sẽ giúp bạn tạo ra liên kết gián tiếp từ trang này sang trang khác trên trang web và Internal link (liên kết nội bộ) cũng là một cách hay để khai báo cho công cụ tìm kiếm biết về trang chính tắc của bạn.
Nếu bạn thực hiện liên kết nội bộ nhất quán với rel=”canonical”, các công cụ tìm kiếm sẽ rất dễ dàng xác định được trang chính tắc.
Vì vậy, hãy ưu tiên sử dụng URL tuyệt đối được gắn trong thẻ chuẩn cho các liên kết nội bộ, nếu bạn không muốn Bot bỏ qua đề xuất rel=canonical và chọn một trang khác để thay thế.
Canonical và Hreflang
Nếu canonical được dùng để chỉ định cho các công cụ tìm kiếm về bản chính (hay URL gốc) của một trang trong nhóm các URL trùng lặp nội dung. Thì thẻ hreflang đóng vai trò quan trọng trong việc thông báo cho công cụ tìm kiếm biết về các phiên bản ngôn ngữ mà trang nhắm tới theo vị trí và ngôn ngữ của người dùng khác nhau.
Google đã khuyến nghị không nên dùng kết hợp rel=”canonical” và hreflang, vì bất kỳ xung đột nào xảy ra trong quá trình bạn thiết lập giữa hai yếu tố này đều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng SEO.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn vẫn có thể sử dụng nó cho cùng một quốc gia hoặc phiên bản ngôn ngữ. Tốt hơn thì mỗi phiên bản ngôn ngữ đều cần được thêm canonical để trỏ về chính nó.
Hãy đảm bảo, bạn đủ hiểu đúng về canonical khi thực hiện hreflang, nếu không nó có thể làm hỏng hoàn toàn quá trình thực hiện hreflang của bạn.
Rel=”canonical” quản lý nội dung được phân phối trên nhiều miền

Nếu bạn triển khai nội dung của mình trên một số miền khác nhau với mục đích cung cấp giá trị hữu ích cho người dùng. Bạn có thể thêm liên kết rel=canonical để trỏ trở lại bài viết gốc. Điều này đồng nghĩa với các liên kết trỏ đến những phiên bản khác đều được tính vào thứ hạng của bài viết gốc. Nó là chính một cơ hội rõ ràng dành cho bạn!
Thêm rel=”canonical” chỉ định trang không phải HTML
Google hỗ trợ thêm rel=”canonical” dưới dạng HTTP header giúp bạn có thêm một phương pháp nữa để chỉ định URL chính tắc cho các loại nội dung không phải HTML. Điều này, đồng nghĩa là bạn có thể chỉ định URL chính tắc cho cả các loại tệp PDF.
Nếu cú pháp chỉ định URL canonical trong thẻ <head> của HTML là như thế này:
<link rel = "canonical" href ="https://uptopz.com/pr-backlink" />
Thì cú pháp chỉ định URL Canonical trong HTTP header sẽ như thế này:
HTTP/… 200 OK
…
Link: <https://example.com/pr-backlink.pdf>; rel=”canonical”
Bằng cách nào cũng được, bạn đều có thể chỉ định URL chính tắc cho Google và các công cụ tìm kiếm khác. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích bạn dùng cả hai cách trên cùng một trang web, điều này có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây hại cho trang web của bạn về sau. Tốt hơn hết, hãy lựa chọn phương pháp nào mà bạn dễ dàng quản lý nhất và chỉ dùng phương pháp đó.
Bài viết liên quan:
Kết luận
Ngay cả khi thẻ rel=”canonical” đã được giới thiệu từ rất sớm, thì nó vẫn là công cụ cực kỳ lợi hại để bạn có được thứ hạng tốt nhất trong SEO. Nội dung, liên kết và kiến trúc trang web là những gì mà người dùng và công cụ tìm kiếm luôn nhìn thấy trên trang web của bạn. Vì vậy, hãy cố gắng hiểu và sử dụng nó một cách khôn ngoan nhất.
Hy vọng bài viết này, mở ra cho bạn nhiều góc nhìn mới về cách sử dụng thẻ canical. Bất kể bạn là người mới hay người cũ, đừng bỏ qua những kiến thức cơ bản trước khi bắt đầu vào “cuộc chiến dài hơi” trên các công cụ tìm kiếm. Hãy xem lại tất cả các bài viết về canonical trên trang web của chúng tôi.
Nếu bạn có mẹo nào khác về canical tốt hơn, hãy chia sẻ nó trong phần bình luận bên dưới nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài! UptopZ Media hẹn gặp lại bạn trong các hướng dẫn tiếp theo.