Phantom Keyword: Thủ Thuật SEO Từ Khóa Lên TOP GOOGLE

Bùi Kiệt Anh
15 phút
Phantom keyword là gì

Đối với những trang web mới hoặc chưa từng làm SEO trước đây, rất khó để cạnh tranh trực tiếp với những trang web đã có thẩm quyền cho những từ khóa phổ biến trong ngành. Để tránh đối đầu trực tiếp với những “ông lớn” mà vẫn có cơ hội lên top trong giai đoạn đầu, sử dụng Phantom keyword chính là một trong những chiến lược khôn ngoan để tăng traffic và xây dựng thẩm quyền cho trang web của bạn.

Vậy Phantom Keyword là gì? Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về nó, cũng như cung cấp phương pháp SEO loại từ khóa này lên Top Google ngay trong các phần bên dưới:

Phantom Keyword là gì?

Phantom Keyword (hay từ khóa bóng ma) là thuật ngữ phổ biến trong SEO dùng để chỉ những từ khóa thường xuyên được tìm kiếm trên Google, Firefox, Bing, Yahoo, Cốc Cốc… nhưng lại có rất ít thông tin liên quan đến chúng.

Chính vì thế, loại từ khóa này có tỷ lệ cạnh tranh rất thấp nhưng tiềm năng truy cập và chuyển đổi tương đối cao. Những nội dung tối ưu cho Phantom Keyword thường rất dễ SEO, nhanh chóng leo Top Google mà không mất nhiều thời gian.

Lợi ích của Phantom Keyword trong SEO?

Nghiên cứu Phantom Keyword giúp bạn tìm thấy những từ khóa liên quan, có tiềm năng truy cập và dễ dàng xếp hạng nội dung hơn so với những thuật ngữ phổ biến trên công cụ tìm kiếm. Điều đặc biệt là đối với những trang web mới sau khi đã tìm được các từ khóa “bóng ma” này, chỉ cần viết nội dung chất lượng và trỏ thêm một vài Backlink về nó thì bài viết có thể lên top một cách nhanh chóng.

Thực tế cho thấy:

  • 80% lượt click vào các website mỗi ngày đến từ những truy vấn thông tin (Informational search)
  • 20% lượt click còn lại là truy vấn thương mại (Transactional search)

Trong số đó:

  • 80% truy vấn từ khóa đuôi dài (Keyword Longtail)
  • 20% truy vấn từ khóa đuôi ngắn (Keyword Shortail)

Người dùng hoàn toàn có thể tìm kiếm rất nhiều thông tin khác nhau xoay quanh một chủ đề chính mà bạn không thể biết được. Để nắm được bộ từ khóa tốt nhất hỗ trợ cho việc phát triển nội dung trong các chiến lược SEO, bạn cần phải đi tìm những từ khóa tiềm năng mà người dùng đang nhập vào Google. Phantom Keyword chủ yếu dựa vào ba yếu tố chính là: có lượt tìm kiếm, ý định rõ ràng và tỷ lệ cạnh tranh thấp chính là những từ khóa tiềm năng mà bạn cần.

Nghiên cứu từ khóa với Phantom Keyword bạn có thể tìm thấy:

  • Từ khóa mà người dùng vẫn tìm kiếm mỗi ngày, nhưng đối thủ cạnh tranh đang bỏ qua.
  • Từ khóa có lưu lượng tìm kiếm cao nhưng ít nội dung liên quan được hiển thị trên Serp.

Lợi ích

SEO web với Phantom Keyword không chỉ rút ngắn thời gian đưa trang web lên Top, tăng lưu lượng truy cập mà còn có thể biến trang web của bạn trở thành một Authority Site chính hiệu.

Hướng dẫn xây dựng thẩm quyền trang web với Phantom Keyword

Ở phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước nghiên cứu và phân nhóm bài viết chứa Phantom Keyword sử dụng công cụ Semrush, nếu bạn đang sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa khác, bạn vẫn có thể áp dụng theo với cách làm tương tự.

Bước 1: Tìm Phantom Keyword liên quan đến thị trường ngách của bạn

Đầu tiên, truy cập vào trình nghiên cứu từ khóa của Semrush và nhập “tên sản phẩm” hoặc “dịch vụ” >> chọn ngôn ngữ Meta>> bấm “Tìm kiếm” xem tổng quan từ khóa.

Nhập từ khóa Marketing và chọn ngôn ngữ tiếng Việt vào hợp tìm kiếm tổng quan từ khóa trên SEMrush.
Ví dụ: nhập cụm từ “Marketing” >> chọn ngôn ngữ Việt Nam >> bấm nút tìm kiếm.

Sau đó, vào phần “Các biến thể từ khóa” >> chọn “Xem tất cả từ khóa”.

Xem tất cả các biến thể từ khóa Marketing bên trong trình nghiên cứu từ khóa Semrush.
Đến “Các biến thể từ khóa” chọn “Xem tất cả 204,052 từ khóa” về Marketing.

Tiếp theo, tìm Phantom Keyword với bộ lọc “%KD” và “số lượng từ”.

  • Điểm độ khó (Keyword Difficulty) từ 0 – 20%. Đây là những cơ hội tốt nhất để bạn bắt đầu xếp hạng các trang web trên Google càng sớm càng tốt mà có thể có hoặc không cần Backlink. Đối với những trang web đã triển khai SEO lâu năm, bạn có thể chọn độ khó cao hơn.
  • Số lượng từ tối thiểu là 3. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng loại bỏ những từ khóa đuôi ngắn quá phổ biến và có tính cạnh tranh cao.
Lọc từ khóa KD từ 0 - 20% và số lượng từ tối thiểu bằng 3.
Lọc từ khóa KD từ 0 – 20% và số lượng từ tối thiểu bằng 3 trong phần bộ lọc nâng cao.

Cuối cùng, tải xuống dữ liệu bằng cách nhấp vào “Xuất file” >> chọn định dạng XLSX hoặc CSV.

Bước 2: Lọc dữ liệu, bỏ cột không cần thiết và xóa từ khóa không liên quan

Lúc này, bạn đã có một tập tin tổng hợp tất cả các từ có độ khó 0 – 20% và số lượng từ 3 trở lên.

Để có một bảng tính dễ nhìn hơn, bạn chỉ cần:

  • Giữ lại các cột: Keyword, Volume, Keyword Difficulty, Intent, SERP Features.
  • Loại bỏ trùng lặp bằng cách: Vào “Tab Data” trong Excel >> chọn “Remove Duplicates” >> bấm “Unselect ALL” >> chọn cột A (chứa Keyword) >> bấm chọn “OK”.
  • Sắp xếp dữ liệu theo số lượng tìm kiếm (Volume) thứ tự từ cao xuống thấp bằng tính năng “Sort and Filter”.
  • Xóa bỏ tất cả những từ khóa không liên quan ra khỏi bảng tính.
Minh họa hình ảnh file xuất keyword Marketing của UptopZ.
Ảnh chụp màn hình file lọc Phantom Keyword “Marketing” của UptopZ Media.

Bước 3: Xác định mức độ cạnh tranh cho các từ khóa đã chọn

Việc xác định mức độ cạnh tranh cho từ khóa tương đối đơn giản với những thao tác như sau:

Truy cập nền tảng tìm kiếm Google >> Tại ô tìm kiếm nhập “allintitle: từ khóa” >> Xem tổng số kết quả có chứa từ khóa bên trong tiêu đề trên SERP.

Quy tắc chung để xem xét mức độ cạnh tranh là:

  • Dưới 1000 kết quả: Không cạnh tranh
  • Từ 1000 – 4000 kết quả: Cạnh tranh nhẹ
  • Từ 4000 – 6000 kết quả: Cạnh tranh
  • Từ 6000 kết quả trở lên: Cạnh tranh cao.

Ví dụ, bạn muốn xác định mức độ cạnh tranh của từ khóa “Kế hoạch truyền thông Marketing”, thì nhập “allintitle: ”.  Và đây là kết quả của Google cho thấy khoảng 210 kết quả nào chứa từ khóa này trong tiêu đề trong 0,40 giây.

Kết quả tìm kiếm “allintitle: Kế hoạch truyền thông Marketing” trên Google.
Kết quả tìm kiếm “allintitle: Kế hoạch truyền thông Marketing” trên Google.
Lưu ý: Khi bạn chạy từ khóa quá nhiều và liên tục, Google có thể chặn bạn. Vì thế, bạn nên dành một khoảng thời gian nghỉ giữa mỗi lần tìm kiếm, hoặc chuyển sang làm thao tác khác trên Google, rồi quay lại sử dụng “allintitle”.

Bước 4: Xác định lưu lượng truy cập ước tính

Sau khi đã có danh sách Phantom Keyword, bước tiếp theo là xác định lưu lượng truy cập hằng tháng mà bạn có thể nhận được khi SEO những từ khóa đó.

Bằng cách: Nhập “từ khóa” cần kiểm tra vào hộp tìm kiếm từ khóa của Semrush >> nhấp “Tìm kiếm” >> Cuộn chuột xuống phần “Phân tích SERP” (danh sách URL xếp hạng từ 0 – 100) >> Tính lượng truy cập trung bình của 10 trang web đầu tiên sẽ cho ra kết quả gần đúng với lưu lượng truy cập ước tính của từ khóa.

Phân tích Serp trong trình kiểm nghiên cứu từ khóa của Semrush.
Kết quả phân tích 10 kết quả đầu tiên trong Semrush cho từ khóa Kế hoạch truyền thông Marketing

Bước 5: Tính tỷ lệ vàng và chọn từ khóa tốt nhất

Tỷ lệ vàng (Keyword Golden Ratio) có thể giúp bạn chọn được từ khóa tốt nhất với lưu lượng tìm kiếm ổn định và ít đối thủ cạnh tranh. Những từ khóa có tỷ lệ vàng tốt được đánh giá cao bởi chúng có thể giúp:

  • Tăng lượng truy cập cho những website mới.
  • Thu hẹp danh sách từ khóa và chọn lọc những từ khóa chất lượng.
  • Dữ liệu được tính toán bằng phương pháp thủ công, nên những từ khóa này không được công khai trên các công cụ tìm kiếm.
  • Tránh thuật toán “Sandbox”.

Công thức tính tỷ lệ vàng từ khóa (KGR)

Để tính được Keyword Golden Ratio (KGR), bạn sử dụng công thức sau:

KGR = Số lượng kết quả tìm kiếm trên Google / Số lượt tìm kiếm hàng tháng

Trong đó, số lượt tìm kiếm hàng tháng bắt buộc nhỏ hơn 250. Kết quả thu được sẽ so sánh với 3 mức như sau:

  • Tốt (KGR < 0.25)
  • Có thể hiệu quả ( KGR trong khoảng từ 0.25 – 1)
  • Không hiệu quả (KGR > 1)

Vậy những từ khóa có KGR < 0.25 là những từ khóa ngách tốt và hiệu quả nhất.

Bước 6: Kiểm tra và phân nhóm từ khóa theo cụm chủ đề

Bất kỳ kỹ thuật nào mới nổi lên đều có thể tạo ra sự khuất động lớn trong SEO, tuy nhiên tất cả đều bị thất bại ngay sau đó. Cung cấp cụm nội dung theo ngữ nghĩa (LSI) mới chính là nền tảng xây dựng thẩm quyền trang web bền bỉ theo thời gian.

Chúng tôi không muốn nhìn thấy thất bại của bạn. Vì thế, hãy cố gắng nhóm các Phantom Keyword của bạn thành từng cụm chủ đề riêng biệt.

Cách làm như sau:

  • Xác định chủ đề chính của từng từ khóa.
  • Nhóm tất cả các từ khóa có cùng chủ đề lại với nhau.

Ví dụ minh họa:

Nhóm Phantom Keyword liên quan vào cụm chủ đề "Marketing trực tiếp".
Minh họa cách nhóm Phantom Keyword liên quan vào chủ đề “Marketing trực tiếp”.

Lưu ý: Tất cả các từ khóa trong một cụm chủ đề đều phải phục vụ nhu cầu tìm kiếm của người dùng xoay quanh chủ đề chính. Vì vậy, hãy xem xét mọi thứ thật cẩn thận, càng chi tiết bạn càng có nhiều cơ hội tạo ra sự khác biệt.

Bước 7: Viết bài chuẩn SEO với Phantom Keyword

Bài viết có nội dung tốt, kết hợp với Phantom Keyword thì mới có thể mang đến hiệu quả cao. Chính vì thế, người viết cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Xác định mục đích tìm kiếm của người dùng.
  • Viết nội dung thống nhất, có trọng tâm và liên kết thông tin.
  • Trình bày bố cục rõ ràng giữa các phần, sử dụng heading và các thuộc tính Bold, Italic để nhấn mạnh khi cần.
  • Giới hạn độ dài lý tưởng phù hợp với từng loại dạng bài, tránh viết quá lan man hoặc quá ngắn gọn không cung cấp đủ thông tin cần thiết đến người đọc.
  • Title và mô tả meta bắt buộc phải chứa Phantom Keyword, gây sự chú ý và giúp người đọc hình dung được nội dung của bài viết.
  • Tạo tiêu đề gây chú ý với người đọc, có thể là những tiêu đề “giật gân” hoặc đề cập đến “từ khóa” mà người đọc đang quan tâm đến.
  • Tối ưu tính dễ đọc và đảm bảo không có các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, ngắt câu,…
  • Sử dụng từ kêu gọi hành động.

Bước 8: Tạo cụm chủ đề thống nhất trong mắt Google

Chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách phân nhóm Phantom Keyword theo cụm chủ đề ở bước 6. Đây là lúc bạn có thể áp dụng mô hình cụm chủ đề để xây dựng thẩm quyền trang web bằng liên kết nội bộ (Internal link).

Để làm được điều này, trước hết phải đảm bảo bạn đã có ít nhất 4 – 5 bộ Phantom Keyword, mỗi bộ tương ứng với 1 bài viết đã được tối ưu và tất cả các bài viết này đều có cùng một chủ đề.

Hãy bắt đầu:

  • Tạo cấu trúc Silo bằng cách thêm liên kết nội bộ từ các bài viết trong cụm đến chủ đề chính.
  • Trỏ liên kết nội bộ qua lại giữa chúng để duy trì liên kết cân bằng (Link Juice).

Cấu trúc silo giúp cho phantom keyword dễ lên top

Vì các bài viết về Phantom Keyword rất dễ lên top, nên việc tạo ra các cụm chủ đề thống nhất sẽ giúp Google hiểu được mức độ liên quan và phân phối đồng đều sức mạnh liên kết lên toàn bộ chủ đề. Từ đó, bạn sẽ có hàng loạt bài viết được đứng top nhanh chóng bao gồm cả những key cạnh tranh và không cạnh tranh.

Làm thế nào để đo lường hiệu quả trang web với Phantom Keyword?

Thông thường, nếu bạn đã chọn đúng bộ Phantom Keyword và cung cấp nội dung có giá trị về những từ khóa đó thì sau khi “Submitting Google”, trang web sẽ nhanh chóng leo top từ 10 đến 30 chỉ trong vòng 24 đến 48 giờ. Ngược lại, nếu sau khoảng thời gian dài mà những trang đó không lọt top 30, thì có thể đánh giá những từ khóa mà bạn chọn không hiệu quả.

Ngoài ra, thay vì kiểm tra thứ hạng từ khóa thì bạn vẫn có thể đánh giá chất hiệu suất trang web khi sử dụng chiến lược SEO Phantom Keyword bằng “Google Analytics” và “Google Search Console” nếu kết quả cho thấy có sự tăng trưởng về lượng truy cập tự nhiên và vị trí trung bình, thì bạn đã áp dụng thành công.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Phantom Keyword cũng như Thủ thuật SEO từ khóa ngách lên top GoogleUptopZ Media muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng, chúng tôi có thể giúp bạn tạo ra hiệu suất SEO “đáng ngờ”.

Lời kết

SEO Phantom Keyword là một trong những phương pháp SEO giúp tăng mức độ thẩm quyền cho website trong thời gian đầu. Tuy nhiên, SEO là chiến lược tiếp thị tìm kiếm dài hơi nhằm tạo ra giá trị cung cấp thông tin cho khách hàng gắn liền cùng thương hiệu. Cho nên, bạn cần liên tục nghiên cứu và tối ưu không chỉ với từ khóa ngách mà còn với những từ khóa thông dụng, có thể đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, cung cấp nội dung và thông tin chất lượng đúng với nhu cầu đó.

Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết này! Hãy tìm hiểu những thông tin hữu ích khác trong các bài hướng dẫn tiếp theo cũng chúng tôi.

Bùi Kiệt Anh
SEOer và người phát triển nội dung tại UptopZ Media. Bắt đầu bén duyên với ngành SEO từ năm 2016, Kiệt Anh chuyên tổng hợp tin tức liên quan đến thuật toán và xu hướng mới nhất của các công cụ tìm kiếm để tạo nội dung hướng dẫn chiến lược tối ưu từ khóa, cải thiện thứ hạng và tăng cường lưu lượng truy cập hữu ích cho website của chính bạn.
Chia sẻ bài viết