Phân biệt các loại từ khóa

Các Loại Từ Khóa Trong SEO: Phân Biệt & Ví Dụ Cụ Thể

Bộ từ khóa được ví như là khung xương của một website, bạn có thể dựa vào nó để đánh giá độ khó của thị trường và ước lượng thời gian hoàn thành cho một dự án SEO bất kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu từ khóa là một chủ đề phức tạp và mọi người thường gặp khó khăn khi bắt đầu. Do đó, trong bài viết này, UptopZ Media sẽ giúp bạn thực hiện mọi thứ dễ dàng hơn bằng cách phân loại từ khóa thường gặp nhất trong SEO. Hãy bắt đầu!

Từ khóa gắn thương hiệu và không có thương hiệu

Phân biệt từ khóa thương hiệu và không có thương hiệu

Từ khóa gắn thương hiệu là cụm từ tìm kiếm liên kết đến một thương hiệu cụ thể. Nó có thể bao gồm tên chính thức của thương hiệu, tên viết tắt, tên chiến dịch, câu khẩu hiệu (slogan) hay bất kỳ cụm từ nào khác với mục đích tìm kiếm thương hiệu rõ ràng.

Ngược lại, từ khóa không gắn thương hiệu thường mô tả các vấn đề của khách hàng. Một số doanh nghiệp mà tên không có nhiều sự khác biệt, có thể làm cho việc phân định trở nên khó khăn hơn.

Các từ khóa gắn thương hiệu nhìn chung sẽ mang lại lưu lượng truy cập chuyển đổi cao nhất, vì người tìm kiếm đã có mức độ quen thuộc nhất định về thương hiệu đó.

Ví dụ

  • Từ khóa gắn thương hiệu: Book bài PR Báo giá rẻ UptopZ.
  • Từ khóa không có thương hiệu: Book bài PR báo giá rẻ.

Từ khóa hạt giống và từ khóa cụ thể trên trang

Phân biệt từ khóa hạt giống và từ khóa cụ thể trên trang

Từ khóa hạt giống (Seed keyword) là những từ khóa đuôi ngắn, thường có một hoặc hai từ và không sửa đổi được. Chúng thường được dùng để bắt đầu quy trình nghiên cứu từ khóa, tạo ra ngữ cảnh liên kết nội bộ và phát triển nội dung trên toàn trang web.

Từ khóa cụ thể trên trang thường được tìm thấy sau một quá trình tìm kiếm, chúng chỉ có thể áp dụng cho một trang hoặc một tập hợp trang.

Ví dụ

  • Từ khóa hạt giống: Xe máy
  • Từ khóa cụ thể trên trang: Phụ tùng xe máy

Từ khóa ngắn và từ khóa đuôi dài

Phân biệt từ khóa đuôi ngắn và từ khóa đuôi dài

Những cụm từ có lưu lượng tìm kiếm cao sẽ được gọi là từ khóa ngắn (Fat head keyword). Ngược lại, những cụm từ có lưu lượng tìm kiếm tương đối thấp thì sẽ được gọi là từ khóa đuôi dài (Longtail keyword).

Với 15% lượt tìm kiếm mới trên Google mỗi ngày, trong đó phần lớn là các truy vấn tìm kiếm đuôi dài, ngay cả những từ khóa đuôi dài riêng lẻ cũng được tìm kiếm ít nhất một lần.

Head keyword và Longtail keyword có những đặc điểm tương phản như sau:

Fat head keyword Longtail Keyword
Lưu lượng tìm kiếm cao Lưu lượng tìm kiếm thấp
Cạnh tranh thứ hạng cao Cạnh tranh thứ hạng thấp
Lưu lượng chuyển đổi thấp Lưu lượng chuyển đổi cao
Ít từ Nhiều từ
Tốt nhất cho các cấp trang cao Tốt nhất cho các cấp trang thấp hơn
Mục đích tìm kiếm phức hợp Mục đích tìm kiếm đơn lẻ

Ví dụ

  • Từ khóa ngắn: Phạm Nhật Vượng
  • Từ khóa đuôi dài: Ai là chủ tịch Tập đoàn Vingroup?

Từ khóa chính và từ khóa phụ

Phân biệt từ khóa chính và từ khóa phụ

Từ khóa chính (Primary keyword) cũng được coi là từ khóa nhắm mục tiêu hoặc trọng tâm, được dùng để diễn tả những cụm từ quan trọng nhất. Thuật ngữ này có thể được sử dụng trong ngữ cảnh của toàn bộ trang web, hoặc cho một trang đơn lẻ.

Từ khóa phụ (Secondary Keyword) bao gồm tất cả những cụm từ khác mà bạn muốn kết hợp với từ khóa chính để nhắm mục tiêu. Trong một vài trường hợp, từ khóa phụ là những cụm từ được tối ưu hóa không triệt để, nên độ ưu tiên không được cao. Ngoài ra, từ khóa phụ cũng được đóng vai trò hỗ trợ ngữ nghĩa hoặc Long-Tail để giúp bạn tận dụng tối đa việc nhắm mục tiêu theo từ khóa chính.

Ví dụ

  • Từ khóa chính: khóa học tiếng Anh
  • Từ khóa phụ: học phí mỗi kỳ, khảo sát đầu vào, cam kết đầu ra, lộ trình

Từ khóa địa phương và toàn cầu

Phân biệt từ khóa địa phương với từ khóa toàn cầu

Tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng mà từ khóa địa phương có thể được dùng một trong hai trường hợp sau:

Người dùng đang tìm kiếm thứ gì đó ở gần vị trí của họ: Trường hợp này có thể được hiểu đơn giản như các ví dụ “nhà hàng Nhật gần Quận 1”; hay “căn hộ cho thuê tại Quận Thủ Đức”…

Người dùng đang tìm kiếm thứ gì đó ở một khu vực nhất định: Ví dụ “ Tại sao tòa nhà Bitexco đóng cửa vào Chủ nhật ngày 22/4”, có thể hiểu người tìm kiếm hiện đang có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày 22/4 muốn đến tòa nhà Bitexco, nhưng có thông báo đóng cửa.

Ví dụ

  • Từ khóa tìm kiếm địa phương: Quán phở lâu đời nhất tại Hà Nội
  • Từ khóa tìm kiếm toàn cầu: Món ăn nổi tiếng thế giới

Từ khóa Evergreen và Topical

Phân biệt từ khóa tìm kiếm thường xuyên với từ khóa tìm kiếm theo thời điểm

Từ khóa được tìm kiếm thường xuyên (Evergreen Keyword) là những từ khóa có lưu lượng tìm kiếm ổn định và ít sai lệch theo thời gian. Mặt khác, những từ khóa Topical thường mang tính chất thời điểm hoặc theo mùa, ví dụ “quà cho lễ tình nhân”, hay “mẫu áo dài mặc Tết”,…

Một số từ khóa Evergreen có thể mang tính chất thời sự khi một sự kiện bùng nổ như “thành phố đăng cai tổ chức World Cup 2022”. Tuy nhiên, Google thường ưu tiên những từ khóa Tropical vì tính chất mới mẻ và hợp thời của chúng.

Nhiều người có xu hướng lựa chọn từ khóa Evergreen, vì chúng chỉ tốn một khoản đầu tư nhỏ so với giá trị lâu dài. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh và chi phí ban đầu tương đối cao.

Ngược lại, từ khóa Topical có chi phí đầu vào thấp, mức độ cạnh tranh cũng yếu hơn, cung cấp giá trị tức thì, nhưng giá trị đó không duy trì được lâu.

Ví dụ

  • Từ khóa Evergreen: Mẹ bầu thường kiêng ăn gì trong ba tháng đầu
  • Từ khóa Topical: Kết quả dự đoán World Cup 2022

Keyword và Careword

Phân biệt Keyword vs Careword

Khác với Keyword, Careword không phải những từ hoặc cụm từ mà người dùng thường nhập trên công cụ tìm kiếm. Nhưng chúng lại là thứ mà họ cực kỳ quan tâm khi trải nghiệm nội dung, hay nói đúng hơn thì Careword làm tăng mức độ tương tác và chuyển đổi đối với các truy cập hiện có trên một trang thay vì tạo ra lưu lượng truy cập mới.

Đây là một thuật ngữ được mượn từ nhà tiếp thị nổi tiếng Gerry McGovern và rất ít được nhắc đến trong SEO.

Ví dụ

  • Keyword: ý tưởng trang trí halloween
  • Careword: kinh dị, áo choàng đen, vẽ bí ngô,…

Từ khóa theo đối tượng

Phân loại từ khóa theo đối tượng bằng cách xác định ai tìm kiếm từ khóa đó. Người bán hàng hỏi "cách tạo Voucher trên shopee?", Người mua hàng hỏi "cách săn voucher trên shopee".

Mọi truy vấn nào trên công cụ tìm kiếm được thực hiện bởi từng người dùng riêng lẻ, nhưng phần lớn chúng sẽ nghiên hẳn về một nhóm đối tượng nhất định. Cách tốt nhất để tìm ra “ai” đang tìm kiếm một cụm từ cụ thể là nhập chính cụm từ đó vào Google. Bởi vì, chức năng của Google là cung cấp cho người tìm kiếm những gì mà họ muốn tốt nhất thì đối tượng mục tiêu cho các kết quả hàng đầu chính là những “ai” đã tìm kiếm chúng.

Ví dụ về đối tượng tìm kiếm:

  • Người bán hàng: Cách tạo Voucher trên Shopee
  • Người mua hàng: Cách săn Voucher trên Shopee

Từ khóa theo giai đoạn mua hàng

Phân loại từ khóa theo giai đoạn mua hàng

Việc phân loại từ khóa theo phễu tiếp thị hay quá trình mua hàng của khách hàng có thể giúp bạn đảm bảo đang nhắm đúng mục tiêu tại từng thời điểm quan trọng. Một số nhóm từ khóa có gắn thương hiệu ở trung tâm như cân nhắc, đánh giá, chuyển đổi,… Trong khi đó, các cụm từ khác lại tập trung vào khách hàng như “giải pháp”, “hỗ trợ”,…

Ví dụ

  • Nhận thức: Ý tưởng du lịch 30/4 – 1/5
  • Cân nhắc: Đánh giá du lịch tại Vịnh Hạ Long
  • Chuyển đổi: tour du lịch Vịnh Hạ Long 3 ngày 2 đêm
  • Giữ chân: Chương trình giảm 50% vé ngắm Vịnh Hạ Long.

Bài viết là tổng hợp những cách phân loại từ khóa mà bạn thường gặp nhất trong SEO. Hi vọng những ví dụ cụ thể của UptopZ Media có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn từ khóa phù hợp với từng giai đoạn triển khai nội dung trên web.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi Blog của chúng tôi. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo.

Bùi Kiệt Anh
SEOer và người phát triển nội dung tại UptopZ Media. Bắt đầu bén duyên với ngành SEO từ năm 2016, Kiệt Anh chuyên tổng hợp tin tức liên quan đến thuật toán và xu hướng mới nhất của các công cụ tìm kiếm để tạo nội dung hướng dẫn chiến lược tối ưu từ khóa, cải thiện thứ hạng và tăng cường lưu lượng truy cập hữu ích cho website của chính bạn.
Chia sẻ bài viết