Meta description là gì

Cách Viết Meta Description Hoàn Hảo Cho Trang Web

Meta Description là một phần tử HTML mô tả tóm tắt nội dung của một trang web. Nó thường hiển thị bên dưới Tiêu đề (Title) và Breadcrumb trong kết quả tìm kiếm. Mục đích chính của nó là cung cấp cho người dùng ý tưởng về nội dung tồn tại trên trang web và kích thích họ nhấp vào liên kết của bạn thay vì các liên kết khác.

Trong kết quả tìm kiếm của Google, đây là nơi mà nó có thể xuất hiện:

Thẻ Meta Description xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm Google

Bạn cũng có thể tìm thấy nó trong <head> trong mã HTML của trang. Tuy nhiên, không phải lúc nào Google cũng sử dụng những gì mà bạn thêm vào trang.

<meta name="description" content="Cung cấp giải pháp Marketing giúp doanh nghiệp Nâng cao giá trị thương hiệu, Tăng lợi thế cạnh tranh &amp; Phát triển mục tiêu kinh doanh bền vững.">

Độ dài mô tả Meta tối ưu

Gợi ý về độ dài phổ biến của Meta Description thường dao động trong khoảng 50 – 160 ký tự.

Xét về mặt kỹ thuật thì không có giới hạn độ dài đối với mô tả meta HTML. Nhưng Google thường xuyên cắt bớt nội dung dựa trên dung lượng có sẵn.

Chẳng hạn như thế này:

Meta Description bị cắt ngắn trên trang SERP của Google.

Các thử nghiệm từ SEMrush chỉ ra rằng Google thường cắt mô tả meta khoảng 960 pixel (tương đương 152 ký tự) trên máy tính và 680 pixel (tương đương 105 ký tự) trên thiết bị di động.

Độ dài chính xác hiển thị trong mã sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư:

  • Thiết bị của người dùng (ví dụ: có nhiều không gian trên máy tính để bàn hơn thiết bị di động)
  • Độ rộng ký tự (ví dụ: “m” sử dụng nhiều pixel hơn chữ i)
  • Truy vấn tìm kiếm của người dùng (vì các từ chiếm pixel hơn khi được in đậm)

Do không có quy tắc cứng nhắc về độ dài mô tả meta và không thể kiểm soát cách Google xử lý nó, nên chúng tôi khuyên bạn nên bảo vệ thông tin quan trọng nhất ở phần đầu mô tả. Giữ độ dài dưới 105 ký tự sẽ bảo vệ thông tin và tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR).

Tại sao nên đặt mô tả meta?

Mặc dù vào tháng 9 năm 2009, Google đã công bố rằng Meta Description và Meta Keyword không ảnh hưởng đến thuật toán xếp hạng của họ cho tìm kiếm web, nhưng sự thật lại là khác.

Ngay bây giờ, hãy cùng làm rõ tại sao Meta Description ngày càng quan trọng đối với SEO và tác động quyết định của nó đối với Tỷ lệ nhấp chuột (CTR), cũng như cách nó ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng trang web trên kết quả tìm kiếm (SERP).

Tỷ lệ nhấp chuột và vị trí xếp hạng

CTR không chỉ là chỉ số đo lường sự quan tâm của người dùng đối với trang web mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí xếp hạng trên SERP. Google đánh giá mức độ hấp dẫn của Meta Description, và nếu nó kích thích người tìm kiếm nhấp vào trang, có thể dẫn đến việc nâng cao vị trí xếp hạng.

Đóng góp vào trải nghiệm người dùng

Mô tả meta hấp dẫn không chỉ thu hút sự chú ý của người tìm kiếm mà còn cung cấp cho họ cái nhìn tổng quan về nội dung.

Có một điều thú vị: các trang mạng xã hội như Facebook thường lấy mô tả từ Meta Description của trang web khi bạn chia sẻ. Nếu trang web không có thẻ này, họ có thể tự động chọn văn bản đầu tiên mà họ gặp. Tùy thuộc vào nội dung này, trải nghiệm người dùng có thể không tốt khi họ khám phá nội dung của bạn qua mạng xã hội. Việc viết mô tả hấp dẫn và chính xác là chìa khóa để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

Mô tả facebook lấy từ Meta Description HTML

Tạo không gian tối ưu cho quảng cáo trả tiền

Trong chiến dịch quảng cáo trả tiền, không gian quản cáo đóng vai trò quan trọng và Meta Description là một phần không thể thiếu. Một mô tả Meta được tối ưu sẽ phản ánh chính xác thông điệp quảng cáo của bạn, đồng thời tạo ra sự nhất quán giữa quảng cáo trả tiền và mô tả tự nhiên, giúp tăng cường nhận thức và độ tin cậy thương hiệu.

Phương pháp tạo nội dung mô tả Meta chất lượng

Google chỉ sử dụng thẻ <meta name=”description”> trên trang để tạo đoạn mô tả trong kết quả tìm kiếm khi họ xác định rằng thẻ này mang lại cho người dùng thông tin mô tả chính xác hơn so với việc trích xuất đoạn trích từ toàn bộ nội dung. Đây là những lời khuyên tốt nhất để đảm bảo rằng họ luôn sử dụng mô tả Meta của bạn, thay vì viết lại nội dung khác khi người dùng tìm kiếm các truy vấn liên quan.

Tạo nội dung mô tả riêng biệt cho từng trang

Tương tự như thẻ tiêu đề, mỗi trang cần có một mô tả Meta riêng biệt. Việc sử dụng những đoạn mô tả giống nhau hoặc trùng lặp trên nhiều trang không chỉ làm giảm giá trị thông tin, thậm chí có thể bị xem là trùng lặp và điều này gây ảnh hưởng đến hiệu suất trang web của bạn.

Cụ thể, Google có thể áp dụng các biện pháp làm giảm khả năng xuất hiện của trang web của bạn nếu hệ thống Bot cào nhận thấy rằng các mô tả meta của bạn không mang tính chất đọc đáo, không cung cấp giá trị thêm cho người đọc và chỉ là những bản sao của nhau.

Cung cấp nội dung phản ánh đúng nội dung của trang

Hãy chú trọng vào việc tạo ra đoạn mô tả chất lượng như tạo ra một chiến dịch quảng cáo cho trang web của bạn. Thay vì sử dụng chuỗi từ khóa dài mà không mang lại giá trị thông tin. Bạn nên dùng ngôn ngữ tự nhiên và liệt kê các thông tin quan trọng như tác giả, ngày xuất bản, giá cả hoặc bất kỳ thông tin nổi bật nào có thể thu hút sự chú từ người dùng mà trên trang của bạn có.

Sử dụng từ khóa chính của trang

Thêm từ khóa chính của trang bào Meta Description là một chiến lược tốt trong quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

Ngoài hỗ trợ phản ánh chính xác để đảm bảo tính nhất quán và giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn nội dung của trang. Nếu mô tả chứa từ khóa mà người dùng tìm kiếm, họ có khả năng sẽ thấy trang của bạn có liên quan và giải quyết được nhu cầu của họ.

Kích thích tò mò và kêu gọi hành động

Tạo sự tò mò và khích lệ hành động thông qua việc sử dụng từ ngữ chính xác là chìa khóa để tạo ra một Meta Description mạnh mẽ. Mục tiêu là thúc đẩy người đọc không chỉ nhấp vào trang của bạn mà còn tương tác tích cực.

  • Bạn có thể cân nhắc: Trình bày tóm tắt ngắn gọn: Chủ đề chính của trang nên được tóm tắt một cách súc tích, nhưng vẫn giữ lại một phần nhỏ để kích thích sự tò mò, thúc đẩy người đọc muốn khám phá thêm thông tin chi tiết.
  • Đặt câu hỏi hoặc nghi vấn: Sử dụng câu hỏi mà người đọc muốn tìm câu trả lời, tăng cường sự tò mò và khả năng thúc đẩy họ nhấp vào liên kết để biết thêm.
  • Ngôn ngữ hành động: Chọn từ ngữ có tính chất hành động để khuyến khích người đọc thực hiện một hành động cụ thể. Ví dụ: “Đọc thêm”, “Khám phá thêm”, hoặc “Đăng ký ngay hôm nay”.
  • Sử dụng dấu ngoặc kép hoặc định dạng đặc biệt: Điều này làm nổi bật phần CTA. Điều này giúp người đọc chú ý và dễ dàng nhớ.

Xem ngay: Cách thêm Title, Meta Description và Focus Keyword cho Website WordPress

Sử dụng ví dụ để cải thiện đoạn mô tả:

Kém (danh sách từ khóa):

<meta name="description" content="Trà sữa, cà phê, hồng trà, trà chanh, trà tắc xí muội">

Tốt hơn (giải thích những gì cửa hàng bán và đưa ra thông tin chi tiết như giờ mở cửa và địa điểm):

<meta name="description" content="Hơn 100 đồ uống thịnh hành thích hợp để trải nghiệm của 4 mùa. Mở cửa lúc 8 - 23 giờ hằng tuần. Uống tại chỗ hoặc giao hàng miễn phí nội thành Hồ Chí Minh.">

Kém (Cùng một nội dung cho mọi bài thông tin):

<meta name="description" content="Tin tức mới nhất tại Hồ Chí Minh. Tìm hiểu xem hôm nay có chuyện gì.">

Tốt hơn (sử dụng đoạn trích từ một tin bài cụ thể):

<meta name="description" content="Nhiều người dân ở Hà Nội cảm nhận được rung lắc sau trận động đất mạnh 5,4 độ ở biên giới Trung Quốc - Myanmar xảy ra sáng 17-11.">

Kém (Không tóm tắt trang):

<meta name="description" content="Chuột chù seo tone là loài động vật bốn chân, ngày xưa tôi từng thấy nó một lần, nhưng từ đó về sau không còn thấy nữa.”>

Tốt hơn (tóm tắt toàn bộ trang):

<meta name="description" content="Chuột chù Sao Tome có tên khoa học crocidura thomensi. Loài động vật được tìm thấy năm 1886, đang nguy cấp vì môi trường sống dần dần giảm”.

Kém (quá ngắn):

<meta name=”description” content=”Trứng gà Saikoukyuu Teru”

Tốt hơn (cụ thể và chi tiết):

<meta name=”description” content=”Không cần phải “dát vàng", loại trứng gà Saikoukyuu 'Teru' của Nhật Bản vẫn bán với giá đắt gấp 20 lần một quả trứng gà bình thường.”>

Qua bài viết này, chúng tôi tin rằng bạn đã thu được một cái nhìn rõ ràng về sức mạnh và tầm quan trọng của Meta Description trong chiến lược SEO. Dựa vào phân tích chi tiết, chúng tôi nhận thấy rằng việc thêm Meta Description xuất sắc cho trang web không chỉ làm nổi bật quảng cáo mà còn chính là chìa khóa tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và thăng hạng trong kết quả tìm kiếm.

Chúng tôi đánh giá cao sự đa dạng và sáng tạo trong cộng đồng. Bạn đã từng áp dụng những chiến lược đặc biệt nào khi viết Meta Description chưa? Hãy chia sẻ những bí quyết và kinh nghiệm của bạn, vì chúng ta có thể cùng nhau tạo ra một không gian học hỏi, nơi mà kiến thức được kết nối và chúng ta hướng dẫn lẫn nhau vượt qua những thách thức trong thế giới phức tạp của SEO.

Bùi Kiệt Anh
SEOer và người phát triển nội dung tại UptopZ Media. Bắt đầu bén duyên với ngành SEO từ năm 2016, Kiệt Anh chuyên tổng hợp tin tức liên quan đến thuật toán và xu hướng mới nhất của các công cụ tìm kiếm để tạo nội dung hướng dẫn chiến lược tối ưu từ khóa, cải thiện thứ hạng và tăng cường lưu lượng truy cập hữu ích cho website của chính bạn.
Chia sẻ bài viết