Phân tích ngữ nghĩa tiềm ẩn (tiếng anh: Latent Semantic Indexing – LSI) có tác động như thế nào đến SEO?
Bài viết là toàn bộ những gì bạn cần biết về Latent Semantic Indexing, LSI Keyword và cách tiếp cận SEO ngữ nghĩa để xếp hạng trang web tốt hơn trên Google.
LSI keyword là gì?
LSI keyword (Latent Semantic Indexing Keyword) là thuật ngữ chỉ những từ đơn hoặc cụm từ bổ sung ý nghĩa cho một từ khoá cụ thể. Chúng thường được dùng để giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về chủ đề đang được nói đến trên trang.
Có thể, nhiều người thường nhầm lẫn giữa từ khóa LSI và từ đồng nghĩa, nhưng từ đồng nghĩa chỉ bao gồm những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Vì thế, một số từ khóa LSI có thể là từ đồng nghĩa, nhưng không phải tất cả các từ đồng nghĩa đều là từ khóa LSI.
Ví dụ với từ khóa chính là “nhà ở”, ta sẽ có:
- Các từ đồng nghĩa như: căn hộ, chung cư, chỗ ở, tổ ấm, nhà nguyên căn,…
- Các từ khóa mở rộng (dài hơn và có chứa từ khóa chính) sẽ là: bán nhà giá rẻ, căn hộ cao cấp, nhà đất…
- Các từ khóa LSI (chỉ bổ nghĩa cho từ khóa chính): phòng ngủ, nội thất, bếp, sân vườn, ban công, gia đình, chỗ để xe, tiện ích, chính chủ, điện, nước,…
Tại sao từ và cụm từ liên quan lại quan trọng?
Trước đây, Google và các công cụ tìm kiếm khác thường xác định chủ đề dựa vào số lần xuất hiện của một từ hoặc cụm từ cụ thể trên trang.
Vì vậy, nếu bạn sử dụng từ khóa của mình nhiều lần, Google sẽ hiểu rằng trang của bạn đang nói về từ khóa đó.
Đây là nguyên nhân, khiến nhiều người tin rằng mật độ từ khóa có tác động mạnh mẽ đến thứ hạng và bắt đầu nhồi nhét từ khóa vô tội vạ.
Nhưng bây giờ, Google đã thông minh hơn trước rất nhiều!
Nghiên cứu xử lý ngôn ngữ tự nhiên tập trung vào phân tích từ hoặc cụm từ có sự liên quan về mặt ngữ nghĩa đã giúp Google hiểu được chủ đề tổng thể ngay cả khi trang đó không chứa từ khóa chính xác. Những nội dung chất lượng thấp đã và đang dần bị loại bỏ ra khỏi danh sách kết quả ưu tiên.
Chẳng hạn, bài viết của bạn đang nói về từ khóa “du lịch”:
Google tiến hành quét xem trang web của bạn có sử dụng từ khóa đó trong “title, nội dung, thẻ ALT,…” hay không.
Đồng thời, họ cũng tìm thêm các từ khóa liên quan như “đặt vé máy bay”, “danh lam thắng cảnh”, “book khách sạn”, “đặc sản”, “ẩm thực”…
Nếu nhìn thấy những từ khóa này, thì Google sẽ xác định rằng trang của bạn đang nói về chủ đề “dụ lịch”.
Tóm lại, từ khóa LSI sẽ giúp:
- Google nhận biết chủ đề trên trang web tốt hơn.
- Website có thêm nhiều truy vấn từ khóa.
- Đem đến trải nghiệm đọc thú vị hơn.
Cách tìm từ khóa LSI đơn giản
Hãy thực hành tạo danh sách từ hoặc cụm từ bổ sung ý nghĩa cho từ khóa chính với các gợi ý sau đây:
Google Autocomplete
Google Autocomplete (hay còn gọi là Google Suggest) là tính năng tìm kiếm Google, bạn có thể khám phá các thuật ngữ liên quan nhanh nhất bằng cách xem các từ/cụm từ khóa gợi ý được bôi đậm ngay phía sau từ khóa chính bạn vừa nhập.
Ví dụ: Khi nhập từ khóa chính “Mật độ từ khóa”, ngay lập tức Google Suggest sẽ gợi ý cho bạn danh sách các từ in đậm: “mật độ từ khóa bao nhiêu là thích hợp”, “mật độ từ khóa nghĩa là gì”, “mật độ từ khóa chuẩn seo”… (như hình minh họa bên dưới). Những từ in đậm này chính là từ khóa LSI.
Google Related Searches
Cũng giống như Google Autocomplete, bạn cũng có thể tìm thấy những cụm từ hỗ trợ SEO ngữ nghĩa ngay bên trong đề xuất “Tìm kiếm có liên quan” ở cuối trang kết quả tìm kiếm.
Ví dụ: Với từ khóa chính “Mật độ từ khóa”, khi tiến hành tìm kiếm các thuật ngữ liên quan tại Google Related Searches, sẽ cho ra loạt kết quả như hình bên dưới:
People also ask
Chức năng People also ask (Mọi người cũng hỏi) đề xuất danh sách câu hỏi liên quan mà những người khác cũng tìm kiếm trên Google. Đây là tính năng đã xuất hiện từ lâu trên thị trường quốc tế, nhưng mới bắt đầu được thêm vào Google Việt Nam gần đây.
Điểm nổi bật của PAA là liên tục đề xuất những câu hỏi mới mỗi khi bạn nhấp vào một câu hỏi bất kỳ.
Nhìn vào hình bên dưới, đây là kết quả trả về tại mục PAA chứa từ khóa LSI rất hữu ích để viết nội dung:
Thử nhấp vào một câu hỏi bất kỳ, Google sẽ tiếp tục gợi ý thêm nhiều câu hỏi mới.
Google Image Tag
Google Image Tag là vị trí tuyệt vời để bạn khám phá các thuật ngữ liên quan tới từ khóa chính ở ngay phía trên kết quả hình ảnh.
Nhìn vào hình minh họa để rõ hơn: sau khi nhập từ khóa chính “mật độ từ khóa”, các thuật ngữ LSI mà Google Image gợi ý như “tần suất”, “photoshop”, “density”…
Google Snippet Descriptions
Snippet Descriptions là đoạn thông tin nằm ở phía dưới Title tag trong trang kết quả tìm kiếm của Google. Nhập từ khóa chính và nhìn xem kết quả, bạn sẽ thấy các cụm từ khóa khớp chính xác và những từ hoặc cụm từ có ý nghĩa tương tự được Google bôi đậm.
Cụ thể, khi UptopZ Media tiến hành truy vấn từ khóa: “Công nghệ thông tin”
- Kết quả các cụm từ khớp chính xác của “Công nghệ thông tin” được trả về như hình:
- Các từ hoặc cụm từ đồng nghĩa với từ khóa chính đó là “CNTT” (tức, viết tắt của “Công nghệ thông tin”).
Google Keyword Planner
Google Keyword Planner được đánh giá là công cụ SEO hỗ trợ tìm kiếm từ khóa LSI hiệu quả. Bởi, danh sách kết quả bạn nhận vừa có các thuật ngữ liên quan đến từ khóa mục tiêu của mình, vừa có từ đồng nghĩa và biến thể của từ khóa. Và nếu dành thời gian nghiên cứu sâu hơn về chúng, bạn cũng sẽ tìm được từ khóa có lợi cho SEO.
Nếu bạn dùng đích, Google sẽ tiến hành quét URL và liệt kê tất cả các keyword có liên quan tới chủ đề của trang đó.
Để sử dụng Keyword Planner, bạn phải:
- Đăng nhập vào tài khoản Google AdWords.
- Chọn tùy chọn “Find Keywords” (Tìm Keyword).
- Nhấp vào tùy chọn “Search for new Keywords using a phrase, website, or category” (Tìm kiếm các từ khóa mới bằng việc sử dụng cụm từ, website, hoặc thể loại).
- Sau đó nhấp vào nút “Get Ideas” và nhận kết quả.
Xem kết quả Google Keyword Planner về từ khóa “SEO Onpage”:
- Danh sách các từ khóa liên quan như: “dịch vụ”, “hướng dẫn”, “công việc”, “tài liệu”, “hiệu quả”, “website”.
- Các cụm từ đồng nghĩa hoặc biến thể của từ khóa “SEO Onpage” như: “Tối ưu SEO Onpage”, “Tối ưu Onpage”, “kỹ thuật seo Onpage”…
- Kết quả trả về cho tìm kiếm trang web:
LSI Graph
Tool LSI Graph là công cụ có thể tạo ra các thuật ngữ liên quan đến từ khóa chính mà bạn có thể đưa vào nội dung của mình. Tuy nhiên, bạn sẽ mất phí để sử dụng chức năng này của LSI Graph tool.
Ví dụ: Nhập từ khóa “SEO Audit” vào “Generate” và danh sách ý tưởng các từ khóa liên quan được hiển thị nhanh chóng (như hình bên dưới):
Ngoài công cụ LSI Graph, còn các công cụ nghiên cứu từ khóa tương tự như SEMrush, Ahref, Keywordtool.io… tất cả đều có thể giúp bạn tìm kiếm từ khóa LSI.
Tạo nội dung thông tin chi tiết về chủ đề
Sau khi có được danh sách các từ khóa LSI phù hợp với nội dung, đây là lúc chúng tôi giúp bạn thực hành:
Dựa vào những gì chúng tôi biết, thì Google sẽ quét toàn trang để đánh giá chất lượng nội dung. Vì vậy miễn là cho Google thấy các cụm từ liên quan của bạn thì đặt đâu đó trên trang cũng đều ổn.
Ví dụ: Từ những hình ảnh minh họa về từ khóa LSI cho key chính là “Mật độ từ khóa”, UptopZ đã đăng tải bài viết “Mật Độ Từ Khóa Trong SEO: Cách Tính & Tỷ Lệ [Tốt Nhất]” và đưa chúng vào xuyên suốt bài viết bao gồm cả:
- Thẻ tiêu đề và mô tả meta.
- Trong tiêu đề bài viết H1.
- Dưới dạng tiêu đề phụ H2 hoặc H3.
- Văn bản thay thế hình ảnh.
- Trong xuyên suốt nội dung chính.
Như vậy, là chúng tôi đã có một bài viết vừa đảm bảo chất lượng vừa mang đến trải nghiệm đọc thú vị cho cả người người dùng và công cụ tìm kiếm trên trang.
Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về các từ khóa LSI cũng như biết cách sử dụng chúng. Việc kết hợp các từ khóa LSI một cách chiến lược vào nội dung sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh, tăng thứ hạng cho website của bạn.
Cảm ơn các bạn đã đón đọc! Hãy theo dõi UptopZ Media và tham khảo các bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn.