Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề: Định Nghĩa & Vai Trò

Huyền Hồ
7 phút
Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì

Quá trình sống, học tập và làm việc, chúng ta sẽ gặp những tình huống bất ngờ xảy ra mà không hề được chuẩn bị trước để giải quyết những tình huống đó. Trong trường hợp như vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ vô cùng cần thiết giúp bạn bình tĩnh đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

Trong bài viết dưới đây, UptopZ sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng này, cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giải quyết một vấn đề phát sinh.

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving Skills) là một loại kỹ năng mềm nói về khả năng xác định nguyên nhân, động não, phân tích, đề xuất giải pháp và thực hiện các giải pháp đó một cách tốt nhất để xử lý những tình huống phát sinh ngoài ý muốn trong công việc và đời sống.

Đây là kỹ năng mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều tìm kiếm ở những người đi xin việc vì họ thường dựa vào nhân viên của mình để xác định và giải quyết các vấn đề trong kinh doanh. Những người giải quyết vấn đề tốt nhất thường là người có xu hướng làm việc độc lập, chủ động lường trước những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai và hành động để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động của chúng.

Vai trò

Mỗi ngày, những tình huống phát sinh có thể bất ngờ xảy ra, vì thế kỹ năng giải quyết vấn đề rất cần thiết, giúp bạn chủ động ứng phó và xử lý.

Ngoài ra, vì tính chất tình huống diễn ra khá đột ngột, nên những quyết định không vội vàng có thể giải quyết không triệt để hoặc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn luôn ở trong tâm thế bình tĩnh để phân tích, tính toán một cách cẩn thận rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng. Điều này làm giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất cho quyết định của bạn.

Những người được trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề luôn quyết đoán và tự tin. Nhờ đó, họ trở nên nhạy bén với mọi vấn đề và sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình sống, học tập và làm việc. Từ đó, họ cũng có nhiều cơ hội để phát triển bản thân trong học tập và thăng tiến trong công việc.

Nhân tố ảnh hưởng

Để có được kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả, thì một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình xử lý tình huống như đánh giá vấn đề, đề xuất giải pháp, đánh giá và lựa chọn.

  • Nghiên cứu, phân tích
  • Giao tiếp, lắng nghe
  • Tư duy phản biện
  • Khả năng quyết định
  • Quản trị rủi ro

Nghiên cứu, phân tích

Nghiên cứu, phân tích vấn đề

Nếu khả năng nghiên cứu giúp giúp bạn mở rộng phạm vi tìm hiểu, thu thập dữ liệu và nắm được bối cảnh xoay quanh vấn đề thì kỹ năng phân tích và đánh giá dữ liệu giúp bạn nhanh chóng tìm chính xác vấn đề bắt nguồn từ đầu. Từ đó, cô lập từng trường hợp có thể xảy ra và tạo ra các giải pháp can thiệp hiệu quả nhất.

Giao tiếp, lắng nghe

Giao tiếp, lắng nghe để giải quyết vấn đề.

Bạn cần lắng nghe, tìm hiểu cảm nhận và cảm nghĩ từ những người xung quanh về vấn đề đó, cũng như vướng mắc đang xảy ra để có cái nhìn đa chiều. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến đóng góp của họ về phương hướng giải quyết sao cho hiệu quả.

Sau khi đã giải quyết vấn đề, bạn cần truyền tải lại thông tin cho những cá nhân có liên quan. Lúc này, việc sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt là vô cùng cần thiết. Trong trường hợp bạn truyền tải nội dung sai cách, rất dễ gây hiểu lầm và mâu thuẫn với đối phương dù cho vấn đề đó được giải quyết vô cùng hiệu quả.

Tư duy phản biện

Tư duy phản biện để giải quyết vấn đề

Tư duy phản biện nảy sinh khi chúng ta bắt đầu nhận định, đánh giá và giải quyết một vấn đề nào đó một cách có hệ thống thay vì chỉ phản ứng theo trực giác hay bản năng cá nhân. Bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi và trả lời chúng với suy luận sắc bén nhất, bạn có thể tạo ra tập hợp các giải pháp cũng như lộ trình rõ ràng để giải quyết một vấn đề phức tạp.

Khả năng ra quyết định

Ra quyết định giải quyết vấn đề
Ra quyết định giải quyết vấn đề

Khi giải quyết vấn đề, bạn cùng đồng đội sẽ phải đề ra rất nhiều hướng xử lý khác nhau cho một vấn đề. Tuy nhiên, bạn chỉ có một cách giải quyết tốt nhất được lựa chọn. Lúc này, khả năng quyết định sẽ đóng vai trò quan trọng giúp bạn xác định nguồn lực hỗ trợ có sẵn, kế hoạch khả thi để đưa giải pháp dẫn đến thành công. Niềm tin vào những thông tin, lập luận mà bạn hoặc thành viên trong nhóm đã đưa ra cũng ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định. Trong quá trình giải quyết vấn đề, khả năng tin cậy giúp bạn có sự quyết đoán, không chần chừ, lo lắng.

Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro để hạn chế tổn thất có thể xảy ra khi giải quyết vấn đề

Mỗi khi vấn đề xảy ra, thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đánh giá hiệu quả của từng giải pháp và lập kế hoạch dự phòng giúp bạn chủ động xử lý vấn đề và giảm thiểu tổn thất trong các tình huống xấu nhất.

Đọc thêm: Quy Trình Rèn Luyện Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Hiệu Quả

Xem thêm:

Huyền Hồ
Một trong những cây bút giàu kinh nghiệm tại UptopZ với kỹ năng viết sáng tạo và hiểu biết sâu sắc về Marketing, SEO, Excel, Word… Những bài viết được chia sẻ bởi tác giả không chỉ mang tính thực tiễn mà còn cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích cho bạn đọc. Hãy theo dõi UptopZ cùng tác giả để không bỏ lỡ những kiến thức và xu hướng mới nhất.
Chia sẻ bài viết