Kỹ Năng Đặt Câu Hỏi: Khái Niệm Và Các Loại

Huyền Hồ
10 phút
Kỹ năng đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi – quá trình cho phép não bộ hỏi, tiếp nhận và sàng lọc các thông tin để đưa ra quyết định tốt hơn. Nhiều người thường e ngại, lo sợ khi đặt câu hỏi hoặc thiếu can đảm thể hiện bản thân. Tuy nhiên, khi bạn có sự nghi ngờ về một vấn đề nào đó, việc đặt câu hỏi sẽ rất hữu ích trong quá trình tìm kiếm câu trả lời và tiếp nhận thêm kiến thức mới.
Đọc bài viết bên dưới để hiểu và thực hành đặt câu hỏi đúng cách giúp cuộc trò chuyện được kéo dài, không lan man và tạo được hòa khí tích cực:

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?

Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning Skills) là quá trình thiết lập một cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của bản thân nhằm đáp ứng các mục đích khác nhau như:

  • Thu thập thông tin
  • Tìm hiểu vấn đề
  • Xác định ý kiến của người khác
  • Giải quyết vấn đề
  • Đưa ra quyết định

Kỹ năng đặt câu hỏi được áp dụng trong mọi khía cạnh của cuộc sống bao gồm giao tiếp, giảng dạy, lãnh đạo, tư vấn và nghiên cứu. Người đặt câu hỏi cần hỏi “chuẩn – đủ – đúng” vào trọng tâm để có được các câu trả lời thực sự thỏa đáng, hữu ích.

Lợi ích khi đặt câu hỏi

Trong mọi hoàn cảnh nhất định, việc sử dụng câu hỏi mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho cả người hỏi và người trả lời:

Tăng hiểu biết, kiến thức

Dựa trên các kỹ năng đặt câu hỏi, bạn có thể tiếp cận với thông tin một cách sâu sắc hơn. Khi đặt câu hỏi, bạn tập trung vào các chi tiết cụ thể và được thúc đẩy để tìm kiếm thông tin mới từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này giúp bạn phát triển khả năng phân tích và suy luận thông tin để đưa ra lời giải đáp chính xác hơn. Bên cạnh đó, kỹ năng đặt câu hỏi cũng giúp bạn mở mang kiến thức về nhiều chủ đề khác nhau, trở thành một người có khả năng đọc hiểu và xử lý thông tin hiệu quả. Tóm lại, đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng để rèn luyện và phát triển trí thông minh thành một trí tuệ thực sự thông thái.

Đặt câu hỏi để nâng cao kiến thức và sự hiểu biết

 

Nâng cao khả năng tư duy

Đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng cơ bản trong tư duy phản biện và Logic. Bằng cách đặt câu hỏi, cả người nói và người nghe đều có thể suy nghĩ tập trung vào chủ đề đang thảo luận, để phát hiện và khám phá những mặt khác của vấn đề mà họ chưa biết hoặc chưa suy nghĩ đến, từ đó phân tích nó một cách chi tiết và Logic hơn. Điều này không những giúp mở rộng kiến thức, hiểu biết mà còn phát triển khả năng tư duy phản biện, khả năng phân tích, đánh giá các thông tin một cách kỹ lưỡng hơn và đưa ra những quyết định chính xác hơn.

Giải quyết vấn đề tốt hơn

Bằng cách đặt câu hỏi chính xác, người hỏi có thể thu thập được những thông tin cần thiết, hiểu rõ hơn về quan điểm, suy nghĩ của người khác để từ đó tạo ra sự tương tác tích cực giữa các bên để đưa ra quyết định giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Ngược lại, việc đặt câu hỏi không đúng trọng tâm vấn đề  cả người hỏi và người trả lời mà không thu thập được nguồn dữ liệu một cách hiệu quả. Đặt biệt, điều này cực kỳ làm mất thời gian môi trường đặc thù như công sở, trường học,… những nơi mọi người làm việc trong một thời gian nhất định.

Đặt câu hỏi đúng trọng tâm vấn đề

Tăng hiệu quả giao tiếp

Kỹ năng đặt câu hỏi có thể giúp tăng hiệu quả giao tiếp bằng cách tạo ra sự tương tác tích cực giữa người đặt câu hỏi và người trả lời. Việc đặt câu hỏi cũng giúp hiểu rõ hơn về quan điểm, suy nghĩ của người đối diện và tạo ra sự chia sẻ thông tin. Trong giao tiếp, việc hiểu lầm là điều không thể tránh khỏi, nhưng bằng cách đặt câu hỏi, mọi người có thể giải quyết được các hiểu lầm và tránh xung đột không cần thiết. Hơn nữa, kỹ năng đặt câu hỏi cũng giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn bằng cách thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đến người đối diện. Tóm lại, kỹ năng đặt câu hỏi là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tốt trong các mối quan hệ cá nhân và công việc.

Đặt câu hỏi để giao tiếp trôi chảy hơn

Tạo sự chuyên nghiệp và tin tưởng

Bằng cách đặt những câu hỏi mang tính xây dựng và phản biện một cách khôn ngoan cho thấy người hỏi đang muốn hiểu biết sâu sắc vấn đề, đánh giá chính xác và chú tâm lắng nghe những câu trả lời từ đối phương. Từ đó dễ dàng đạt được mục tiêu tạo niềm tin và sự tôn trọng từ đối tác, giúp xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp và bền vững hơn.

Xác định mục tiêu rõ ràng

Khi đặt câu hỏi giúp mọi người suy nghĩ và tập trung vào mục tiêu mà mình muốn đạt được để từ đó rõ ràng hóa những yêu cầu cần thiết, đánh giá điểm mạnh – điểm yếu, cũng như xác định đâu là cơ hội – thách thức có thể gặp phải trong quá trình hoàn thành mục tiêu. Từ đó tìm ra các giải pháp và phát triển kế hoạch hàng động cụ thể để đạt được kết quả tốt nhất.

Đặt câu hỏi giúp giải đáp thắc mắc của bản thân, tăng sự hài lòng

Các loại câu hỏi và cách sử dụng

Dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như mức độ mối quan hệ, nội dung và mục đích để lựa chọn loại câu hỏi sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh. 5 loại câu hỏi phổ biến như:

  1. Câu hỏi mở.
  2. Câu hỏi đóng.
  3. Câu hỏi tìm hiểu.
  4. Câu hỏi định hướng.
  5. Câu hỏi ngược.

5 loại câu hỏi và cách sử dụng

Câu hỏi mở

Câu hỏi mở (hay còn gọi là câu hỏi thăm dò) là dạng câu hỏi không có tính định hướng, người được hỏi phải trả lời cụ thể theo ý kiến, cảm nhận của chính họ. Câu hỏi này giúp khơi gợi đối phương đưa ra thông tin hoặc câu trả lời những vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Câu hỏi mở thích hợp khi tranh luận, phỏng vấn hoặc đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề nào đó và thường bắt đầu bằng: Như thế nào, tại sao, vì sao…

Ví dụ: Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào công ty của chúng tôi?

Câu hỏi đóng

Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi nghi vấn, không có tính gợi mở, người trả lời sẽ có các lựa chọn nhất định như đúng/sai, có/không. Loại câu hỏi này giúp bạn hiểu được đối phương có đang quan tâm, hứng thú với thông tin mà bạn đưa ra hay không.

Sử dụng khi bạn muốn xác định quan điểm của đối phương về một vấn đề nào đó.

Ví dụ: Bạn có muốn tham gia vào dự án của chúng tôi không?

Câu hỏi tìm hiểu

Câu hỏi tìm hiểu (hoặc thăm dò) là dạng câu hỏi về một vấn đề cụ thể, thường được đưa ra ngay sau câu hỏi mở để hiểu một cách sâu xa hơn về vấn đề đó.

Đặt câu hỏi tìm hiểu hiệu quả bằng công thức “5W – 1H”: ai, cái gì, ở đâu, bao lâu,…

Ví dụ: Bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này bao lâu rồi?

Câu hỏi định hướng

Một số trường hợp câu hỏi theo sau một nhận xét hay một kết luận nào đó, có tác dụng định hướng có câu trả lời, đó là câu hỏi định hướng.

Dạng câu hỏi này thường xuất hiện nhiều trong các hoàn cảnh mang tính chất đào tạo, huấn luyện, hoặc môi trường công sở.

Ví dụ: Theo bạn, tại sao chúng ta cần xây dựng trang web với nội dung chất lượng và gây hứng thú người đọc?

Câu hỏi ngược

Câu hỏi ngược là dạng câu hỏi chuyển ngược trách nhiệm cho đối phương. Chúng được dùng để tìm hiểu quan điểm của đối phương về vấn đề đã nêu ra trước đó.

Câu hỏi ngược xuất hiện nhiều trong những cuộc đàm phán và tranh luận.

Ví dụ: Tại sao không? Hay quan điểm của bạn về vấn đề trên như thế nào?

Xem thêm

Huyền Hồ
Một trong những cây bút giàu kinh nghiệm tại UptopZ với kỹ năng viết sáng tạo và hiểu biết sâu sắc về Marketing, SEO, Excel, Word… Những bài viết được chia sẻ bởi tác giả không chỉ mang tính thực tiễn mà còn cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích cho bạn đọc. Hãy theo dõi UptopZ cùng tác giả để không bỏ lỡ những kiến thức và xu hướng mới nhất.
Chia sẻ bài viết