Kỹ năng đàm phán là yếu tố không thể thiếu để các cuộc thỏa thuận đạt được thành công. Người có kỹ năng đàm phán tốt cũng dễ dàng có lợi thế trong nhiều mối quan hệ. Hãy cùng UptopZ Media tìm hiểu vì sao đàm phán lại quan trọng như thế nhé!
Kỹ năng đàm phán là gì?
Kỹ năng đàm phán là khả năng thương lượng, hợp tác, giao tiếp, lập kế hoạch nhằm mang đến một giải pháp hợp lý chung cho hai hoặc nhiều bên. Trong giao tiếp, các bên có thể gặp mâu thuẫn khi không dung hòa được mong muốn của nhau. Khi đó, cần có khả năng đàm phán để tránh những hậu quả đáng tiếc. Người đàm phán tốt thường dễ dàng đạt được mục tiêu, nắm nhiều lợi ích hơn.
Các loại đàm phán và cách dùng
Cũng giống những kỹ năng khác, đàm phán có rất nhiều cách thể hiện. Theo từng hoàn cảnh, chúng ta có thể chọn 1 trong 3 loại đàm phán sau:
- Đàm phán mềm: đôi bên dễ dàng nhượng bộ để đạt thỏa thuận nhanh nhất.
- Đàm phán cứng: đôi bên áp đảo lẫn nhau để giành lợi ích về mình.
- Đàm phán nguyên tắc: đôi bên cùng thảo luận nhằm giải quyết triệt để vấn đề.
Đàm phán mềm
Đàm phán mềm (hay còn gọi là đàm phán hữu nghị) là kiểu thương thảo mà đôi bên không xem nhau là đối thủ hay cố gắng chiếm ưu thế, dễ dàng nhượng bộ để thỏa thuận được trong thời gian ngắn.
Nhìn chung, hầu hết các cuộc đàm phán mềm sẽ tránh được việc xảy ra mâu thuẫn. Các thỏa thuận sớm đi đến kết quả. Những mối quan hệ tốt đẹp giữa các phía vẫn được giữ gìn. Họ vẫn dành niềm tin cho nhau.
Tuy nhiên, đôi khi đàm phán kiểu mềm sẽ khiến cho một bên phải thiệt thòi để giữ hòa khí. Họ phải chấp nhận một số tổn hại tài chính. Hiệu quả kinh tế giữa các bên trong cuộc đàm phán không được xem trọng.
Để đàm phán mềm được thành công, người đàm phán cần thực hiện các tiêu chí:
- Đưa ra đề nghị.
- Tin cậy đối phương.
- Chịu nhượng bộ.
- Tránh xung đột.
- Linh hoạt giải quyết vấn đề.
Đàm phán cứng
Đàm phán cứng (còn gọi là đàm phán kiểu lập trường điển hình) là chiến lược đàm phán trong đó một bên đàm phàn sử dụng thủ thuật cứng nhắc, thậm chí là mưu kế, đe dọa nhằm áp đảo đối phương để giành lợi ích về mình.
Đàm phán cứng có thể giúp bên đàm phán chủ động hơn, dễ khiến đối thủ nhượng bộ để đạt được mục đích. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi:
- Đối phương không thực hiện đúng giao kèo, dẫn đến hợp đồng sẽ thất bại.
- Đôi bên cùng cứng rắn, dẫn đến đàm phán rất căng thẳng.
Nhiều khi, các bên không đạt được thỏa thuận nào mà mối quan hệ của họ cũng tan vỡ. Họ trở thành thù địch của nhau. Vì vậy, người đàm phán cứng cần lưu ý đến khuyết điểm này.
Để quá trình đàm phán cứng trở nên “thuận buồm xuôi gió” và dễ dàng thuyết phục đối phương, bạn cần:
- Xem xét thấu đáo trước khi đưa ra bất kỳ quan điểm.
- Luôn giữ vững lập trường trong quá trình thảo luận bằng những lý lẽ sắc bén.
Đàm phán nguyên tắc
Đàm phán nguyên tắc (còn gọi là thuật đàm phán Harvard) là cách tiếp cận dựa trên mong muốn điều chỉnh xung đột và giải quyết vấn đề để đôi bên cùng có lợi.
Đàm phán nguyên tắc gần như luôn diễn ra trong sự thân thiện, thấu hiểu nhưng cảm xúc vẫn tách biệt với công việc. Cuộc thoả thuận này giúp các bên có nhiều lựa chọn để đạt được lợi ích. Sau cùng, mối quan hệ giữa các chủ thể vẫn được bảo đảm.
Tuy nhiên, việc có quá nhiều nguyên tắc sẽ khiến các bên đôi khi cảm thấy thiếu linh hoạt. Việc tìm người đàm phán đủ chuyên môn để thực hiện theo các nguyên tắc cũng khó khăn hơn.
Với đàm phán nguyên tắc, người đại diện cần làm theo các quy định:
- Mềm mỏng với con người, cứng rắn với vấn đề.
- Tập trung vào lợi ích chung, không giữ quan điểm cá nhân, không gian lận.
- Mang đến nhiều phương án khác nhau để lựa chọn hoặc thay thế.
- Kết quả dựa trên tiêu chuẩn thỏa thuận phải khách quan, khoa học.
Hãy luôn trau dồi tri thức, rèn luyện năng lực qua các buổi đào tạo để giữ được những tiêu chuẩn này.
Những lợi ích của kỹ năng đàm phán
Đàm phán không chỉ có ý nghĩa trong kinh doanh, mà còn mang đến nhiều ích lợi trong cuộc sống. 4 lợi ích của người có kỹ năng đàm phán giỏi:
Xây dựng các mối quan hệ
Người có kỹ năng đàm phán tốt khi biết cách giữ và tạo ra mối quan hệ lành mạnh, có lợi cho đôi bên. Nếu thực hiện quá gay gắt, chúng ta có thể đạt được thỏa thuận nhưng lại làm rạn nứt mối quan hệ. Từ đó, ta đánh mất ít nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai và tệ hơn, ta có thể “mất cả chì lẫn chài”.
Người biết cách đàm phán sẽ tập trung đưa ra giải pháp, thể hiện sự thiện chí và xây dựng giá trị thậm chí khi các bên đang bất đồng quan điểm. Nhờ vậy, giữ gìn được mối quan hệ và đối phương vẫn có thể là đối tác của chúng ta sau này.
Giải quyết được vấn đề
Đàm phán là kỹ năng mềm để giải quyết vấn đề. Mọi cuộc thương lượng lớn nhỏ đều xuất phát từ những chênh lệch về giá trị, lợi ích. Đàm phán là cách giải quyết mâu thuẫn, tìm ra giải pháp chung cho nhu cầu đôi bên, tạo không khí hòa hoãn.
Chúng ta cần luyện tập lắng nghe và giao tiếp hằng ngày. Lắng nghe để thấu hiểu những mối quan tâm của bên kia. Giao tiếp để thể hiện quan điểm một cách khéo léo rằng bạn có chấp nhận những lý do đó không.
Nắm bắt thông tin đối thủ
Khi vận dụng tốt kỹ năng đàm phán, bạn sẽ nắm bắt được đặt điểm quan trọng của những bên còn lại. Đó có thể là ưu, khuyết điểm; những thành công, thất bại trong quá khứ; mục tiêu tương lai và mong muốn hiện tại của họ trong cuộc đàm phàm.
Sự thấu hiểu là nền tảng lợi hại dẫn tới thành công. Việc nắm bắt các thông tin trên sẽ giúp bạn xác định các nội dung có thể nhượng bộ cùng những điều kiện không thể thỏa hiệp để đạt mục đích cuối cùng. Nhờ đó, bạn tự tin và kiên định hơn trong cuộc tranh luận.
Để có được ưu điểm đó, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi thương lượng. Không chỉ biết người, bạn còn phải biết tổ chức của mình đang ở đâu để đưa ra những thoả thuận hợp lý nhất.
Rút ngắn tiến trình
Người đàm phán giỏi là người biết cách thỏa thuận đúng trọng tâm, nhanh gọn nhưng vẫn đạt được mục tiêu và giữ gìn mối quan hệ. Không ai muốn mất quá nhiều thời gian cho các cuộc thương thảo, đặc biệt là người kinh doanh. Đàm phán nhanh cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nhanh chóng đi vào hoạt động.
Xem thêm:
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng viết lách
- Kỹ năng bán hàng
- Kỹ năng đặt câu hỏi