Liên kết nội bộ giữa các trang cùng một miền và liên kết ngoài các trang khác miền.

Internal Link: Khai Phá Mạng Lưới Sức Mạnh Tiềm Ẩn Trong SEO

Internal link là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong chiến dịch tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Chúng đại diện cho mạng lưới ẩn bên trong của trang web của bạn, kết nối các trang và bài viết với nhau theo cách có lợi cho cả trải nghiệm của người dùng và hiệu suất trang web trên công cụ tìm kiếm. Dưới đây, chúng ta sẽ khám phá những khía cạnh quan trọng của liên kết nội bộ và tại sao chúng lại quan trọng đến vậy.

Internal link là gì?

Internal link (Liên kết nội bộ) là các Hyperlink dẫn người dùng và công cụ tìm kiếm từ URL này sang URL khác trên cùng một trang web (hay trên cùng một miền). Cả người dùng và công cụ tìm kiếm đều tận dụng liên kết nội bộ để tìm nội dung trên trang web.[1][2]

Người dùng thường bấm và liên kết nội bộ để truy cập vào nội dung cụ thể mà họ quan tâm. Đây là cách họ điều hướng qua trang web của bạn để khám phá thêm thông tin. Đối với công cụ tìm kiếm, việc duyệt qua các liên kết nội bộ giúp họ khám phá trang mới trên trang web của bạn và đồng thời hiểu rõ hơn về chủ đề mà trang web của bạn đang theo luận.

Người dùng nhấp vào liên kết nội bộ để tìm đến nội dùng mà họ muốn đọc thêm. Công cụ tìm kiếm sẽ duyệt qua các liên kết nội bộ để khám phá thêm trang mới đồng thời có làm manh mối để hiểu rõ hơn về chủ đề mà trang web của bạn đang đề cập.

Chiến lược xây dựng liên kết nội bộ chính là cách kết nối các trang (webpage) bên trong website một cách hiệu quả nhất. Đây là một số loại liên kết nội bộ mà bạn cần quan tâm trong SEO:

  1. Liên kết trên Trang chủ hoặc Trình đơn: Đây là các liên kết bạn thấy trên Homepage, Menu, Footer, Sidebar (Có thể là liên kết toàn trang hoặc toàn phần). Chúng giúp người dùng dễ dàng điều hướng đến các phần quan trọng của trang web.
  2. Liên kết Trong Bài Viết hoặc Nội Dung: Đây là “liên kết ngữ cảnh”. Liên kết ngữ cảnh đưa người dùng đến nội dung thú vị và liên quan. Đồng thời, chúng cho phép các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về chủ đề và giá trị của trang web của bạn.

Cấu trúc liên kết nội bộ với các liên kết cấu trúc và liên kết ngữ cảnh.

Điều quan trọng là các công cụ tìm kiếm thường đánh giá cao các trang có nhiều liên kết nội bộ trỏ đến nó. Điểm này giúp trang web của bạn dễ dàng thăng hạng trên các trang SERP. Vì thế, đừng bỏ qua việc xây dựng Internal link cho mục tiêu SEO của bạn.

Tầm quan trọng của các liên kết nội bộ

Cải thiện trải nghiệm người dùng:

Liên kết nội bộ giúp người dùng dễ dàng di chuyển và khám phá trang web của bạn. Bằng cách cung cấp các liên kết dẫn đến nội dung liên quan hoặc bài viết liên quan, bạn có thể tạo ra sự thuận tiện hơn cho họ trong việc tìm hiểu thêm về chủ đề hoặc sản phẩm mà họ quan tâm. Điều này cải thiện trải nghiệm của họ và giữ họ ở lại trang web của bạn lâu hơn.

Tối ưu hóa SEO On-Page:

Internal link là một phần thiết yếu mọi chiến lược tối ưu hóa SEO on-page. Bằng cách liên kết từ các trang chất lượng và có thứ hạng cao đến các trang khác trong trang web của bạn, bạn chuyển Pagerank[3] và giúp các trang kia được xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm. Điều này làm tăng khả năng xuất hiện của trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm.

Giúp Crawler hiểu cấu trúc trang web:

Cấu trúc liên kết nội bộ với các liên kết cấu trúc và liên kết ngữ cảnh.Các robot của công cụ tìm kiếm, như Google Bot, sử dụng liên kết nội bộ để hiểu cấu trúc trang web của bạn. Bằng cách phân bổ liên kết đúng cách, bạn sẽ giúp cho crawler hiểu rõ sự tương quan về mặt nội dung giữa các trang trong miền của bạn. Điều này thúc đẩy tỷ lệ index trên toàn website và đảm bảo rằng tất cả nội dung quý báu của bạn đều được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Phân phối giá trị và thứ hạng trang:

Cách PageRank được truyền đi trên các trang web

Liên kết nội bộ giúp phân phối giá trị và thứ hạng trang trên toàn bộ trang web của bạn. Các trang chất lượng cao có thể truyền giá trị SEO (Link equity) cho các trang khác, từ đó giúp cải thiện khả năng xếp hạng của chúng. Các trang web trọng hơn có thể nhận được sức mạnh hơn và xuất hiện ở vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Kiểm soát tốc độ thu thập thông tin của Bot tìm kiếm:

Cách Google khám phá các trang web

Bằng cách sử dụng liên kết nội bộ, bạn có thể kiểm soát cách Crawler (các chương trình tự động của công cụ tìm kiếm) di chuyển trong trang web của bạn. Bạn có thể xác định trang chính, trang quan trọng và cách chúng tương tác với nhau. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng các trang này được tập trung sức mạnh và được BOT (robot) thu thập thông tin thường xuyên nhất có thể.

Nofollow và Văn Bản Neo trong Liên Kết Nội Bộ

Không phải tất cả liên kết trên web của bạn đều cần thiết cho SEO. Ví dụ, nếu bạn có một liên kết đăng nhập cho khách hàng trên trang chủ, bạn không muốn chuyển giá trị liên kết cho trang đăng nhập – trang này không cần xếp hạng trong công cụ tìm kiếm.

Trước đây, để ngăn việc chuyển giá trị liên kết đến những trang không quan trọng, bạn có thể sử dụng thẻ Nofollow. Thuộc tính Nofollow yêu cầu yêu Google và các công cụ tìm kiếm khác không theo dõi liên kết, có nghĩa là chúng không truyền giá trị PageRank. Tuy nhiên, Link Nofollow vẫn được tính là một liên kết và giá trị liên kết sẽ bị mất đi. Với tốc độ sản xuất nội dung hiện nay, hầu hết các công cụ tìm kiếm khác đều có hạn mức thu thập thông tin nhất định cho một trang web cụ thể. Do đó, để đảm bảo tỷ lệ lập chỉ mục (Index) trang web cao hơn, bạn nên xem xét việc giảm số lượng liên kết trên một trang thay vì sử dụng thuộc tính nofollow cho một số liên kết không quan trọng cho SEO.

Việc thêm thuộc tính Nofollow không đồng nghĩa với việc các trang đích sẽ không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Nếu bạn muốn ngăn chặn trang hoặc bài đăng hiển thị trên trang kết quả của Google, Bing, Yahoo, Yandex,… bạn nên dùng thẻ Noindex. Thẻ Noindex được thêm vào một trang, đồng nghĩa với việc ngăn chặn các bot tìm kiếm thu thập thông tin và không đưa nội dung của trang đó vào chỉ mục của họ, từ đó không xếp hạng trong kết quả tìm kiếm.

Hơn nữa, sau khi bạn đã xác định nào sẽ xuất hiện trên trang và trang nào sẽ nhận được giá trị liên kết, việc sử dụng văn bản neo đúng cách là cực kỳ quan trọng. Văn bản neo là phần văn bản mà người dùng có thể nhấp để chuyển đến trang khác khi họ nhìn thấy.

Văn bản anchortext trên trang web

Nếu bạn vẫn đang sử dụng cùng một từ khóa cho tất cả các văn bản neo để cố gắng xếp hạng trang của mình trên Google, hãy nhớ rằng Google đã trở nên thông minh hơn nhiều. Bây giờ, họ đã nhận ra rằng nội dung xung quanh văn bản neo cung cấp nhiều thông tin quan trọng hơn về sự liên quan của từ khóa so với chính văn bản neo. Vì vậy, việc sử dụng cùng một từ khóa cho tất cả các văn bản neo của liên kết có thể không mang lại hiệu quả như trước đây, thậm chí có thể bị xem là spam và bị phạt vì có hành vi thâu tóm thứ hạng vi phạm chính sách của Google. Thay vào đó, hãy đảm bảo rằng văn bản neo trông tự nhiên và đa dạng, để Google hiểu rõ hơn về nội dung bạn muốn chia sẻ với người dùng.

Xem thêm

Tham khảo

  1. Siêu liên kết”. Vi.wikipedia.org. Ngày 13 tháng 7 năm 2006‎. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2023.
  2. The Difference Between External and Internal Links“. entrepreneur.com. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2023.
  3. The Google PageRank Algorithm“. stanford.edu. Ngày 9 Tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2023.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về “Internal Link” mà chúng tôi đã cố gắng tinh gọn nhất có thể, hy vọng nó thật sự hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc muốn góp ý thêm về bài viết này hãy vui lòng để lại bình luận phía bên dưới. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi, hẹn gặp lại ở những bài tiếp theo!

Nội dung được thực hiện bởi đội ngũ Biên tập viên UptopZ Media vui lòng trích nguồn nếu như bạn yêu thích bài viết này! 

Bùi Kiệt Anh
SEOer và người phát triển nội dung tại UptopZ Media. Bắt đầu bén duyên với ngành SEO từ năm 2016, Kiệt Anh chuyên tổng hợp tin tức liên quan đến thuật toán và xu hướng mới nhất của các công cụ tìm kiếm để tạo nội dung hướng dẫn chiến lược tối ưu từ khóa, cải thiện thứ hạng và tăng cường lưu lượng truy cập hữu ích cho website của chính bạn.
Chia sẻ bài viết