Cụm “https://” ở đầu URL có ý nghĩa là gì? Bạn đã bao giờ thắc mắc về nó chưa? Vì sao có lúc bạn nhìn thấy URL trang này bắt đầu bằng “http://” nhưng URL trang khác lại là “https://”? Tất cả những thắc mắc đó, đều sẽ được UptopZ Media giải đáp trong bài viết này!
HTTPS là gì?
HTTPS (viết tắt từ tiếng anh: Hypertext Transfer Protocol Secure – Giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật) là phần mở rộng của HTTP có sử dụng kết nối bảo mật SSL/TLS để mã hóa dữ liệu và giữ an toàn thông tin người dùng khi được truyền đi trên Internet.
HTTP và HTTPS khác nhau ở một điểm duy nhất là HTTPS yêu cầu chứng chỉ bảo mật SSL, còn HTTP thì không. Đó cũng là lý do, nhiều người còn gọi HTTPS là HTTP TLS hay HTTP SSL.
Tại sao nên sử dụng HTTPS?
Khi người dùng hoạt động trên các trang web HTTPS sẽ được đảm bảo an toàn hơn rất nhiều so với HTTP đơn thuần. HTTPS giúp tăng tính xác thực cho trang web, bảo vệ quyền riêng tư, tính toàn vẹn thông tin và ngăn chặn các cuộc tấn công Sniffing (hành vi nghe trộm hoặc giả mạo danh tính từ các bên thứ ba) trên Internet.
HTTPS bảo vệ quyền riêng tư và tính toàn vẹn thông tin
Trên thực tế, mọi thông tin truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt thông qua giao thức HTTP đều ở định dạng văn bản thuần túy. Điều này, khiến giao thức HTTP trở thành phương thức truyền tải không an toàn, thậm chí trở thành lỗ hổng để Hacker dễ dàng đột nhập, chỉnh sửa hoặc đánh cắp những dữ liệu mà người dùng nhập vào trang web như thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ, số điện thoại, v.v..
Với HTTPS, dữ liệu được truyền tải giữa trình duyệt và máy chủ đều được mã hóa bằng công nghệ bảo mật TLS/SSL. Điều này tạo ra kết nối an toàn giữa người dùng và trang web, đảm bảo mọi thông tin mà người dùng cung cấp luôn ở trong trang thái nguyên vẹn, không bị can thiệp chỉnh sửa hoặc đánh cắp từ các bên thứ ba.
Thông tin trước khi được mã hóa (dạng văn bản thuần túy):
This is a string of text that is completely readable
Thông tin sau khi được mã hóa:
ITM0IRyiEhVpaPlgGyfkflYjDaaFf/Kn3bo3OfghBPDWo65X73xMmzOyrCs+9XCPk6+z0=
HTTPS là một tín hiệu xếp hạng SEO
Bảo mật là một trong những khía cạnh ưu tiên hàng đầu của Google. Bằng chứng là tất cả các trang web trực thuộc Google đều được trang bị HTTPS như: Google Tìm Kiếm, Google Drive, Gmail, Google Xu Hướng, Google Meeting,… để người dùng khi sử dụng bất kỳ dịch vụ nào của họ cũng được kết nối bảo mật đến máy chủ Google.
Không chỉ giới hạn trong những sản phẩm và dịch vụ của riêng Google. Với nỗ lực mang đến cho người dùng một môi trường Internet thật sự an toàn, Google đã lên tiếng kêu gọi triển khai chiến dịch “HTTPS ở khắp mọi trang web” và bổ xung thêm các lỗi vi phạm bảo mật trong Google Search Console, chi tiết tại phần “Vấn đề bảo mật” và “Thao tác thủ công” để hỗ trợ những người làm web kiểm tra và ngăn ngừa sự xâm nhập trái phép từ các bên thứ ba .
Bạn nên xem “Video Google I/O 2014 – HTTPS Everywhere” được Google đăng tải vào ngày 27 tháng 6 năm 2014 ngay bên dưới:
Có thể nói, từ năm 2014 tín hiệu xếp hạng HTTPS chỉ chiếm tỷ trọng 1%, xếp sau hàng loạt các yếu tố quan trọng khác như: nội dung chất lượng cao hay tính tương thích trên thiết bị di động. Nhưng với những nhu cầu bảo mật thông tin nghiêm ngặt hiện tại, thì HTTPS đã và đang tác động rất mạnh mẽ đến thứ hạng trang. Và rất có thể trong tương lai gần, HTTPS sẽ là yêu cầu bắt buộc phải đáp ứng đối với mọi trang web muốn xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm.
Xem thêm:
- Đánh dấu HTTP là không an toàn – Dự án Chromium (Tiếng anh)
- Bảo mật Web – Tìm kiếm TAG Dự thảo W3C 25 tháng 2 năm 2022 – W3C TAG (Tiếng Anh)
- Mã hóa HTTPS trên web – Báo cáo minh bạch của Google.
HTTPS là tương lai của web
Tất cả các trình duyệt phổ biến hiện nay như Google Chrome, Firefox, Safari hay Microsoft Edge đều hiển thị cảnh báo đối với trang web không có HTTPS để người dùng biết họ đang truy cập vào một trang web không an toàn, chứa phần mềm độc hại và có thể bị lừa đảo. Vì vậy, về lâu dài thì các trang web HTTP sẽ đánh mất lưu lượng truy cập đáng kể.
Đây là cách cách trình duyệt hiển thị thông báo:
- Đối với trang web HTTP:
- Biểu tượng cảnh báo Không bảo mật hoặc Nguy hiểm trên thanh địa chỉ của trình duyệt khi trang web được mở ra.
- Tiền tố http ở phía trước URL trên trình duyệt.
- Đối với các trang web HTTPS:
- Biểu tượng ổ khóa An toàn trên thanh địa chỉ của trình duyệt khi truy cập.
- Tiền tố https xuất hiện ở phía trước địa chỉ URL trên thanh địa chỉ của trình duyệt.

Thêm vào đó là đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy hành vi của người dùng trên nền tảng kỹ thuật số, họ thích mua sắm trên sàn Thương mại điện tử (TMĐT) và các trang web hơn so với trước đây. Tuy nhiên, nhiều thống kê cho thấy có đến 58% khách hàng sẵn sàng từ bỏ việc mua hàng vì các lo ngại về vấn đề bảo mật. Vì thế, tăng cường bảo mật HTTPS là một trong những cách tốt nhất để khách hàng tin tưởng và thanh toán trực tuyến trên trang web bán hàng của bạn ở hiện tại và cả trong tương lai.
Cuối cùng, là sự phát triển của các nền tảng công nghệ số. Khi hầu hết các tính năng mới được trang bị vào các trang web và ứng dụng chẳng hạn như ghi âm, chụp ảnh, hoặc GPS xác định vị trí đều yêu cầu sự cho phép rõ ràng từ phía người dùng trước khi khởi chạy, thì HTTPS là một phần không thể thiếu để cấp phép các API được cập nhật và các tính năng mới này được hoạt động trơn tru.
Kết luận
Các trang web phổ biến hiện nay đều đã chuyển sang giao thức bảo mật HTTPS. Tính đến ngày 25/9/2022, có đến 95% lưu lượng truy cập đã được mã hóa trên Google. Con số này chắc chắn sẽ còn tăng lên khi giao thức QUIC của Google được chuẩn hóa.
Gary Illyes – Nhà phân tích xu hướng quản trị trang web trong Google cũng đã nhận xét về HTTPS trên Twitter của anh ấy:
If you’re an SEO and you’re recommending against going HTTPS, you’re wrong and you should feel bad.
— Gary 鯨理/경리 Illyes (@methode) August 18, 2015
HTTPS thật sự rất quan trọng đối với trang web của bạn. Vì vậy, hãy đọc kỹ các hướng dẫn di chuyển trang web từ HTTP sang HTTPS của chúng tôi và đừng trì hoãn thêm một giây nào nữa nếu bạn không muốn nhìn thấy lưu lượng truy cập vào trang web của mình giảm dần.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đồng hành cùng chúng tôi xuyên suốt bài viết này. Hẹn gặp lại bạn trong các hướng dẫn tiếp theo.