Bounce Rate và Exit Rate là hai số liệu riêng biệt, được dùng để phân tích lưu lượng truy cập trong Analytics. Nhưng do cách định nghĩa của Google, khiến mọi người dễ bị nhầm lẫn và thường xuyên sử dụng chúng thay thế lẫn nhau. Vì vậy trong bài viết này, UptopZ Media sẽ giúp bạn phân biệt hai chỉ số này một cách rõ ràng nhất. Hãy cùng bắt đầu đi vào chi tiết!
Điểm chính của bài viết:
- Bounce Rate cao cho thấy sự yếu kém về chất lượng nội dung, bố cục sắp xếp và khả năng điều hướng người dùng ngay tại trang mà họ truy cập và thoát ra trong một phiên trang đơn.
- Exit Rate cao cho thấy sự đánh mất thu hút đối với người dùng tại trang mà họ xem cuối cùng trong phiên truy cập từ hai trang trở lên.
Về bản chất
Bounce Rate là phần trăm số lần người dùng truy cập xem một trang đơn lẻ trong một phiên. Trang được tính tỷ lệ thoát (Bounce) là nơi mà người dùng truy cập vào trang web của bạn đầu tiên, sau đó thoát ra mà không xem thêm trang khác và cũng không làm gì khác ngoài cuộn chuột.
Exit Rate là phần trăm số lần người dùng thoát ra trên trang, bất kể họ có xem thêm trang khác hay không. Nói cách khác, Exit Rate là phần trăm số lần mà người dùng xem trang cuối cùng trong một phiên.
Về cách tính
Công thức:
Bounce Rate = Tổng số phiên xem một trang duy nhất/Tổng số lần xem trang x 100%
Exit Rate = Tổng số lần thoát trang/Tổng số lần xem trang x 100%.
Ví dụ:
- Phiên 1: Trang A > Trang B > Trang C > Thoát.
- Phiên 2: Trang B > Trang A > Trang C > Thoát.
- Phiên 3: Trang A > Thoát.
Kết quả tính (%) Bounce Rate và Exit Rate cho tổng ba phiên truy cập sẽ là:
Bounce Rate:
- Trang A: 33% (ba phiên bao gồm Trang A; Phiên 3 thoát tại Trang A là một phiên trang đơn).
- Trang B: 0% (hai phiên bao gồm Trang B; không có phiên trang đơn nào thoát tại Trang B).
- Trang C: 0% (hai phiên bao gồm Trang C; không có phiên trang đơn nào thoát tại Trang C).
Exit Rate:
- Trang A: 33% (ba phiên bao gồm gồm Trang A; Phiên 3 thoát tại Trang A).
- Trang B: 0% (hai phiên bao gồm Trang B; cả hai phiên đều không thoát tại Trang B).
- Trang C: 100% (hai phiên bao gồm Trang C; Phiên 1 và Phiên 2 thoát tại Trang C).
Để làm rõ, chúng ta sẽ mở rộng ví dụ với nhiều phiên trang đơn hơn:
- Phiên 1: Trang A > Trang B > Trang C > Thoát.
- Phiên 2: Trang A > Thoát.
- Phiên 3: Trang B > Trang C > Trang A > Thoát.
- Phiên 4: Trang B > Thoát.
- Phiên 5: Trang B > Trang C > Thoát.
- Phiên 6: Trang A > Trang C > Trang B > Thoát.
Kết quả tính (%) Bounce Rate và Exit Rate cho tổng sáu phiên truy cập sẽ là:
Bounce Rate:
- Trang A: 25% (bốn phiên bao gồm trang A; Phiên 2 thoát tại Trang A là một phiên trang đơn).
- Trang B: 20% (năm phiên bao gồm trang A; Phiên 4 thoát tại Trang A là một phiên trang đơn).
- Trang C: 0% (bốn phiên bao gồm phiên C; không có phiên trang đơn nào thoát tại Trang C).
Exit Rate:
- Trang A: 50% (bốn phiên bao gồm trang Trang A; Phiên 2 và Phiên 3 thoát tại Trang A).
- Trang B: 40% (năm phiên bao gồm trang B; Phiên 4 và Phiên 6 thoát tại Trang B).
- Trang C: 50% (bốn phiên bao gồm trang C; Phiên 1 và Phiên 5 thoát tại Trang C).
Về mục đích sử dụng
Hai chỉ số Bounce Rate và Exit Rate được dùng để kiểm tra các vấn đề đang diễn ra cả bên trong lẫn bên ngoài trang web của, để mọi thứ rõ ràng hơn chúng tôi đã chia thành hai trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1:
Vấn đề xảy ra ngay bên trong trang web: Nếu Bounce Rate cao phản ánh sự yếu kém về chất lượng nội dung, bố cục sắp xếp và khả năng điều hướng ngay tại trang mà người dùng xem duy nhất trong một phiên trang đơn, thì Exit Rate cao cho biết sự đánh mất thu hút ngay tại trang mà người dùng xem cuối cùng trong một phiên truy cập từ hai trang trở lên.
Trường hợp 2:
Vấn đề xảy ra từ bên ngoài trang web: Bounce Rate và Exit Rate cao đều phản ánh sự thiếu liên quan về mặt nội dung giữa các nguồn giới thiệu khác miền với trang web của bạn.
Kết luận
UptopZ Media đã giúp bạn phân biệt rõ sự khác nhau của hai chỉ số Bounce Rate và Exit Rate để tránh sự nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Hy vọng bài viết này thật sự hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đọc. Mời bạn xem thêm các hướng dẫn khác trong bài viết theo.