Bounce rate là gì

Bounce Rate Là Gì? Cách Giảm Thoát, Tăng Tương Tác Trên Trang Web

Bounce Rate là một chỉ số phân tích lưu lượng truy cập trong Google Analytics. Không chỉ giúp đo lường hiệu suất, đánh giá tỉ lệ chuyển đổi trên các trang đích mà nó còn được dùng để xác định mức độ liên quan giữa nội dung trên trang web với mục đích tìm kiếm của người dùng (hoặc nội dung trên các liên kết giới thiệu) trong SEO.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết khách truy cập cảm thấy như thế nào về các bài đăng trên trang web của mình, thì kiểm tra Bounce Rate chính là điểm khởi đầu lý tưởng giúp bạn tìm thấy câu trả lời nhanh nhất.

UptopZ Media sẽ giúp tìm hiểu về Bounce Rate và các vấn đề liên quan ngay trong bài viết này!

Bounce Rate là gì?

Bounce Rate (Tỷ lệ thoát) là phần trăm khách truy cập vào trang web và sau đó rời đi thay vì để lại tương tác hoặc xem thêm các trang khác trong cùng một trang web.

Công thức tính Bounce Rate của một trang web (trong một khoảng thời gian cụ thể):

Công thức tính bounce rate

Bounce Rate = Tổng lượt truy cập không tương tác trên trang (bounce)/Tổng lượt truy cập trên trang (entrance) x 100%.

Ví dụ: Nếu có 100 người vào xem trang chủ của bạn và trong đó có 40 thoát ra mà không xem bất kỳ trang nào khác, thì Bounce Rate trên trang chủ là 40%.

Thông thường, nếu khách truy cập dành thời gian ở lại trên trang lâu hơn thì họ càng có nhiều khả năng di chuyển sang các trang khác để tìm hiểu thêm thông tin hơn về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ,… của bạn. Chỉ số Bounce Rate tăng cao là dấu hiệu cho thấy trang web của bạn không đáp ứng đúng mục đích tìm kiếm hoặc tối ưu trải nghiệm kém nên không thu hút được họ xem thêm trang tiếp theo trong một Session.

Bounce Rate cao rất có thể:

  • Đã có lỗi đã xảy ra trên trang web của bạn.
  • Tốc độ tải trang web của bạn quá chậm.
  • Khách truy cập không tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm trên trang web của bạn.
  • Thiết kế giao diện trang web của bạn quá khó hiểu, khiến khách truy cập không biết phải làm gì tiếp theo.

Tuy nhiên, Bounce Rate cao không phải là luôn luôn xấu. Nó còn tùy thuộc vào loại trang web, loại thiết bị và mục tiêu tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (Conversion rate) của từng trang web.

Như Google đã đề cập:

“Nếu sự thành công của trang web phụ thuộc vào việc người dùng xem nhiều trang, thì tỷ lệ thoát cao là xấu. Ví dụ: nếu trang chủ của bạn là cổng vào đến phần còn lại của trang web (ví dụ: các bài viết tin tức, các trang sản phẩm, quy trình thanh toán của bạn) và tỷ lệ người dùng chỉ xem trang chủ của bạn cao, thì bạn sẽ không muốn có tỷ lệ thoát cao.

Mặc khác, nếu bạn có trang web là trang đơn như blog hoặc cung cấp các loại nội dung khác mà các phiên trang đơn được mong đợi, thì tỷ lệ thoát cao là hoàn toàn bình thường.”

Vậy làm sao để bạn biết đâu là trang web đang hoạt động không tốt và cần được tối ưu Bounce Rate? Hãy tiếp tục!

Bounce Rate như thế nào là tốt?

Tỉ lệ bounce rate như thế nào là tốt
Đánh giá tỉ lệ bounce rate đối với một website

Hầu hết các trang web hoạt động bình thường sẽ có tỷ lệ thoát rơi vào khoảng 26% đến 70%. Tuy nhiên, đã có rất nhiều thử nghiệm được thực hiện để tìm ra những quy luật chung mà hầu hết những người làm SEO đồng thuận sử dụng để kiểm tra bất thường và cải thiện lưu lượng truy cập vào trang web của họ.

  • Bounce Rate “tuyệt vời” trong khoảng 20% đến 40%.
  • Bounce Rate “tốt” trong khoảng 41% đến 55% (ngưỡng trung bình).
  • Bounce Rate “khá tốt” 56% đến 70% (vượt mức trung bình, nhưng có thể nó không phải là các cảnh báo xấu về lưu lượng truy cập trang web của bạn).
  • Bounce Rate “gây thất vọng” thường trên 70%. (Bất kỳ trang nào nằm ngoài Blog, sự kiện, tin tức,… đều là cảnh báo xấu về lưu lượng truy cập. Bạn nên kiểm tra và giảm tỷ lệ thoát xuống).

Chỉ số Bounce Rate trung bình được áp dụng cho từng loại trang web phục vụ cho từng nhu cầu truy cập khác nhau như:

  • Trang Blog: Từ 70% đến 90%.
  • Trang web thương mại điện tử: Từ 20% đến 40%.
  • Trang Landing page: Từ 75% đến 90%.
  • Trang cổng thông tin, báo chí: Từ 10% đến 30%.
Chỉ số bounce rate tốt của từng loại website
Tùy vào loại trang web cũng như mục đích tìm kiếm của người dùng, sẽ có tỉ lệ bounce rate trung bình khác nhau

Riêng đối với những trang web có Bounce Rate dưới 40% chứa nội dung hoàn chỉnh, không phát hiện các lỗi cài đặt GA đều là dấu hiệu tuyệt vời cho thấy người dùng đang khá hài lòng với nội dung và thiết kế trên trang web của bạn.

Cách giảm Bounce Rate, cải thiện luồng truy cập trên trang web

Tập trung vào trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) làm kim chỉ nam để bạn giữ khách ở lại lâu hơn và thu hút họ tương tác nhiều hơn trên trang web của bạn. Đây là danh sách những việc bạn cần làm để giảm Bounce Rate xuống mức tốt nhất:

Tối ưu tốc độ tải trang

Theo các nghiên cứu của Google, thì có đến 53% người dùng sẵn sàng rời đi nếu trang có thời gian tải vượt quá 3 giây. Trang tải chậm là một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ thoát tăng cao. Cho dù nội dung bên của bạn có hay đến đâu, nếu người dùng không đủ kiên nhẫn để chờ đợi họ có thể thoát ra lập tức ngay cả khi trang chưa tải xong. Đó là lý do, bạn cần tập trung vào xử lý các vấn đề liên quan đến tốc độ tải trang càng sớm càng tốt.

Thiết kế trang web dễ dàng tìm kiếm

Thiết kế hay giao diện của trang web (Theme Website) cũng là một phần không thể bỏ qua trong quá trình tối ưu trải nghiệm trang. Bất kỳ lúc nào, nếu một ai đó vào xem trang web của bạn thông qua các trang SERP, điều họ mong muốn là nhìn thấy thứ mà họ cần nhanh nhất có thể. Thiết kế trang web xấu, quá phức tạp sẽ khiến người dùng nhanh chóng thoát web nếu không biết phải làm gì tiếp theo. Vì vậy hãy cố gắng thiết kế mọi thứ đơn giản nhất. Đặc biệt, bạn không nên tắt chức năng tìm kiếm hoặc đặt nó ở vị trí khó thấy, đây sẽ là một tính năng cực kỳ hữu ích trong trường hợp người dùng không thấy nội dung mà họ cần, họ có thể sử dụng để tìm kiếm thay vì thoát ra khỏi trang.

Ưu tiên tối ưu trải nghiệm cho thiết bị di động

Xu hướng người dùng sử dụng thiết bị di động cho các hoạt động trực tuyến đang ngày một gia tăng mạnh mẽ. Thống kê mới nhất của Oberlo vào năm 2022, ước tính có đến 6,6 tỷ người trên toàn cầu đang sử dụng điện thoại thông minh và mức tăng trung bình hằng năm là 4,9%. Người dùng trên thiết bị di động thường thiếu kiên nhẫn hơn so với người dùng máy tính và nhiều trang web (đặc biệt là trang có dung lượng lớn) không thể hiển thị trọn vẹn trên màn hình điện thoại và thậm chí kéo dài thời gian tải trang nếu không được tối ưu trên thiết di động. Đó là lý do, bạn nên tối ưu trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động nếu muốn tăng lưu lượng truy cập và giảm bounce rate.

Cải thiện nội dung và tính dễ đọc, dễ hiểu

Trang web của bạn không phải là lựa chọn duy nhất mà người dùng có thể nhìn thấy khi họ nhập một từ khóa bất kỳ vào công cụ tìm kiếm. Nếu nội dung của bạn khó đọc, khó hiểu thì người dùng sẽ sẵn sàng rời đi và thử thêm các kết quả khác để tìm được thứ mà họ cần nhanh hơn. Vậy làm cách nào để họ tiếp tục xem thêm trang khác khi đọc nội dung trên trang mà họ truy cập đầu tiên?

Điều này, phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn trả lời câu hỏi mà họ đang cần được giải đáp. Đảm bảo văn bản được trình bày rõ ràng, dùng câu từ đơn giản và giữ mạch nội dung liên kết chặt chẽ với Title, Meta description là một trong những cách giúp tăng khả năng đọc hiểu (Readability) và giảm thoát trên trang web của bạn.

Tránh Pop-up (Quảng cáo ăn theo)

Các trang web sử dụng quảng cáo Pop-up thường có tỷ lệ chuyển đổi tăng gấp 3 lần so với các trang web không sử dụng nó. Nhưng hầu hết mọi người đều cảm thấy phiền phức khi liên tục có quảng cáo hiển thị đan xen trong lúc họ đọc nội dung. Nó cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến Bounce Rate tăng cao.

Vì thế, để giảm thoát bạn cần sử dụng Pop-up đúng cách, tốt nhất nên để người dùng lướt và thưởng thức nội dung trước, tránh bật Popup ngay khi người dùng vừa vào trang và cho nhiều quảng cáo ăn theo xuất hiện trong cùng một lúc.

Thêm lời kêu gọi hành động

Có rất nhiều lý do khiến người dùng chỉ vào xem một trang duy nhất trên website của bạn và rời đi và Bounce Rate sẽ được tính khi họ không xem thêm trang thứ hai hoặc để lại bất kỳ hành động tương tác nào trên trang. Nếu muốn giảm tỷ lệ thoát bạn cần thêm lời kêu gọi hành động hoặc cho hiển thị các Call-to-action (CTA) tại những vị trí mà người dùng dễ dàng nhìn thấy nhất trên trang web để thôi thúc họ tương tác nhiều hơn (cụ thể như: điền vào biểu mẫu hoặc chuyển sang các trang khác).

Tối ưu cấu trúc nội bộ theo cấu trúc và ngữ cảnh

Thêm liên kết nội bộ là chìa khóa để tăng tốc độ crawl của Bot, thời lượng phiên trung bình và khả năng điều hướng trang web. Tuy nhiên, bạn không nên nhồi nhét quá nhiều liên kết trên một trang, nó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng đọc và gây ra các nhầm lẫn không đáng có đối với người dùng. Liên kết nội bộ chỉ hoạt động tốt nhất khi chúng đặt ở đúng nơi và thật sự liên quan đến nội dung trên trang mà chúng xuất hiện (càng liên quan càng tốt).

Kết luận

Google không sử dụng Bounce Rate làm yếu tố xếp hạng cho các kết quả tìm kiếm tự nhiên, vì nhiều trang web không sử dụng Google Analytics và chỉ số này rất dễ bị thao túng nhưng nó là một chỉ số giúp nhận biết về tình trạng trang web cực kỳ hiệu quả.

Bạn có thể dựa vào các hướng dẫn của chúng tôi để tính Bounce Rate và đồng thời cải thiện hiệu suất cho các trang đang hoạt động kém bên trong website của bạn. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ để mọi người cùng được biết tới nó. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết, hẹn gặp lại bạn trong các hướng dẫn tiếp theo của chúng tôi!

Share